Lưu Quang Vũ chuyển thể truyện dân gian thành kịch nhưng có kế thừa tư tưởng truyện cổ. Từ lúc trú nhờ linh hồn trong xác hàng thịt, Trương Ba gặp nhiều phiền toán: Lý trưởng sách nhiễu, chị hàng thịt đòi chồng, gia đình Trương Ba cũng cảm giác xa lạ.
Bản thân Trương Ba cũng cảm thấy đau khổ vì phải sống trái với tự nhiên, giả tạo. Đặc biệt, thân hàng hàng thịt làm Trương Ba nhiễm một số thói hư tật xấu và có nhu cầu vốn không phải của bản thân ông trước kia.
Theo nhà nghiên cứu Đặng Hiển trên Tạp chí Triết học (tháng 10/2007), Lưu Quang Vũ nhấn mạnh vai trò cao hơn của linh hồn so với thể xác.
Trương Ba khi sống lại trong thân xác anh hàng thịt thì nhận biết mình là Trương Ba (dựa vào ký ức, tình cảm và ý thức của hồn Trương Ba) và về ngay nhà mình (nhà Trương Ba). Vợ Trương Ba, sau khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới), cũng nhận là chồng mình và giữ lại.
Trưởng Hoạt, bạn của Trương Ba, khi kiểm tra ký ức của Trương Ba (mới) về tình bạn giữa hai người, cũng xúc động ôm hôn ngay bạn mình, mặc dù anh ta lúc này đã mang thân xác xa lạ. Cô con dâu thì lại càng thương cha chồng, mặc dù cha lúc này mang vóc hình ông hàng thịt, vì điều chị ta tìm thấy ở ông là đức tính nhân hậu hệt như cha chồng xưa.
Tuy nhiên, Lưu Quang Vũ không dừng lại ở đó. Đầu tiên, hồn Trương Ba tỏ ra lạ lẫm, khó chịu với sự khác lạ của thân xác mình. Rồi anh ta cảm thấy thân xác đó bắt đầu chi phối anh: Cũng thích ăn tiết canh, uống rượu, nói to và có sức khỏe (không đau lưng, không hen nữa, tát con chảy máu mồm).
Khi ông Lý xử anh phải sang nhà chị hàng thịt một số giờ trong ngày thì anh cũng tấm tắc khen ngon mấy món ăn của chị ta. Chị hàng thịt biết linh hồn trong thể xác chồng mình không phải là của chồng mà là của Trương Ba, nhưng càng quý hơn vì nó tốt đẹp, dịu dàng, điều mà chị ta không thấy ở người chồng đã khuất. Sự cô đơn về thân xác và linh hồn khiến chị càng khao khát hồn Trương Ba.
Hồn Trương Ba cũng bị rung động trước sự gần gũi với vợ người hàng thịt và phải tự đấu tranh để thoát ra khỏi vòng tay âu yếm của chị ta. Vợ Trương Ba cũng dần cảm thấy chồng khác trước và nảy sinh mặc cảm, tự ti về sức khỏe và nhan sắc trước hình vóc trẻ khỏe của hồn Trương Ba.
Đến đây, người ta thấy sự tồn tại độc lập của thân xác đối với linh hồn, sự chi phối của thân xác đối với linh hồn cùng những phiền toái do sự không hòa hợp, không thống nhất giữa linh hồn và thân xác.
Câu 3: Kết thúc vở kịch, hồn Trương Ba nhập vào xác cu Tỵ, một em bé hàng xóm vừa chết - để được tiếp tục tồn tại, đúng hay sai?