Hồn Trương Ba, da hàng thịt được nhà soạn kịch Lưu Quang Vũ (1948-1988) viết năm 1981, nhưng đến năm 1984 mới cho ra mắt công chúng, là một trong những vở kịch đặc sắc nhất của tác giả.
Tóm tắt truyện cổ Hồn Trương Ba, da hàng thịt như sau:
Trương Ba đánh cờ rất giỏi, không có đối thủ. Đế Thích là thần cờ trên thiên đình thấy vậy bèn hạ giới để chơi cùng với Trương Ba. Ông tặng Trương Ba ba nén nhang để khi nào muốn chơi cờ thì cứ đốt, ông sẽ xuống.
Sau đó không lâu, Trương Ba đột ngột chết. Chị vợ rất buồn bèn thắp nhang chồng, vô tình gọi Đế Thích. Vì thương cho bạn mình mất sớm và muốn vợ Trương Ba vui nên ông hứa sẽ làm Trương Ba sống.
Cũng lúc này, hàng xóm có ông hàng thịt vừa chết do bất cẩn. Vì không tìm được xác của Trương Ba mà lại không muốn vợ anh ta thất vọng nên Đế Thích đã lấy xác hàng thịt để hồn Trương Ba nhập vào.
Trương Ba lúc này trong thân xác hàng thịt mừng rỡ trở về với vợ. Sau khi nghe Trương Ba kể lại thì vợ tin lời và vui mừng, còn bà vợ hàng thịt thì oán ức, ghen tuông, nằng nặc đòi lại chồng. Hai bà vợ đưa nhau lên quan.
Quan hỏi người bán thịt nhận ai là vợ, anh ta chỉ vào vợ Trương Ba. Phân giải một hồi không thành, quan đành gọi vợ Trương Ba hỏi nhỏ xem trong khi chồng còn sống có làm điều gì đặc biệt.
Vợ Trương Ba thật tình kể lại việc Đế Thích cho hồn chồng nhập xác hàng thịt và Trương Ba vốn chơi cờ rất giỏi. Quan hỏi vợ hàng thịt thì chị ta bảo chồng chỉ có biệt tài mổ lợn rất giỏi.
Quan sai đem một con lợn vào công đường cho anh hàng thịt mổ, nhưng anh ta lúng túng không biết làm thế nào. Quan lại sai mấy người giỏi cờ vào tỉ thí với người hàng thịt thì không ngờ con người đó đi những nước cờ rất cao, không ai địch nổi. Quan bèn phán người này cho về nhà Trương Ba. Vì thế dân gian mới có câu "Hồn Trương Ba, da hàng thịt".
Từ cốt truyện dân gian, Lưu Quang Vũ đã xây dựng thành vở kịch nói hiện đại, đặt ra nhiều vấn đề mới mẻ, có ý nghĩa tư tưởng, triết lý và nhân văn sâu sắc.
Năm 1990, vở diễn giành được huy chương vàng Hội diễn sân khấu chuyên nghiệp toàn quốc. Đây cũng là vở kịch nói đầu tiên của Việt Nam được Nhà hát Kịch Việt Nam mang ra nước ngoài công diễn. Các nhà nghiên cứu sân khấu quốc tế đánh giá rất cao giá trị nội dung cũng như nghệ thuật của vở diễn.
Câu 2: Trong vở kịch, từ ngày mang thân xác hàng thịt, Trương Ba có thói quen gì?