Từ khi thực dân Pháp xâm lược Việt Nam, ngòi bút Nguyễn Đình Chiểu chuyển từ đề tài đạo đức sang yêu nước. Chạy giặc là bài thơ thể hiện được nỗi xót thương của khi nhân dân chịu cảnh khổ cực vì bị giặc xâm lược. Nguyên văn bài thơ như sau:
Tan chợ vừa nghe tiếng súng Tây,
Một bàn cờ thế phút sa tay.
Bỏ nhà lũ trẻ lơ xơ chạy,
Mất ổ bầy chim dáo dác bay.
Bến Nghé của tiền tan bọt nước,
Đồng Nai tranh ngói nhuốm màu mây.
Hỏi trang dẹp loạn rày đâu vắng,
Nỡ để dân đen mắc nạn này?
Sách giáo khoa Ngữ văn lớp 11 (tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam) chú giải: Bến Nghé là tên cũ của sông Sài Gòn, cũng là địa danh chỉ thành Gia Định; Đồng Nai là địa danh chỉ phần đất ở Đông Nam Bộ, cũng là tên con sông ở vùng này.
Hiện chưa thấy tài liệu nào nói rõ thời điểm ra đời của bài thơ. Căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử, cuộc đời Nguyễn Đình Chiểu và nhất là nội dung tác phẩm, có người cho rằng bài thơ này đã được tác giả viết ngay sau khi thành Gia Định bị thực dân Pháp bắt đầu tấn công (ngày 17/2/1859). Đây là một trong những tác phẩm đầu tiên của văn học yêu nước chống Pháp nửa cuối thế kỷ 19.
Câu 5: Nguyễn Đình Chiểu sinh ở đâu?