Trong Sài Gòn tạp pín lù, nhân vật cô Bà Trà (tức Trần Ngọc Trà) được giới thiệu là "huê khôi số một Sài Gòn, khoảng 1920-1935". Bà là một trong những phụ nữ nổi tiếng nhất Nam Kỳ lục tỉnh, được xem là "Đệ nhất mỹ nhân Sài Gòn xưa" mà các thiếu gia lừng danh theo đuổi. Cuộc đời và nhan sắc của bà trở thành giai thoại nổi tiếng gắn với Sài Gòn.
Là người sống cùng thời, đôi lần được tiếp chuyện với cô Ba Trà, ông Vương Hồng Sển cũng từng si mê sắc đẹp của "Huê khôi Nam Kỳ". Ông cho biết, những ai được quen biết hay được cô hạ cố giao thiệp đều xem đó là niềm vinh dự để chứng minh đẳng cấp...
Trong Sài Gòn tạp pín lù, ông dành hơn 10 bài viết về bà với nhiều câu chuyện, biến cố trong cuộc đời. "Cô Ba Trà, đệ nhất Huê khôi ở Nam Kỳ, một người đẹp sắc nước hương trời từng làm say mê biết bao công tử miền Nam. Họ bao quanh cô, tranh nhau vung tiền qua cửa sổ. Bao nhiêu tiền bạc, của cải cha mẹ để lại, các công tử ấy ăn xài, bao gái không tiếc", ông viết.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Q. Thắng khi giới thiệu tập sách cho rằng, Sài Gòn tuy không có một quá khứ "nghìn năm văn vật" như Hà Nội, Huế, nhưng nơi đây lại có những "nam thanh nữ tú", nhất là có một cái duyên ngầm tạo được những sợi dây tình cảm cắt không đứt bứt không rời. Cô Ba Trà, cô Tư Nhị, cô Sáu Ngọc Anh, cô Năm Pho, cô Bảy Hột Điều... là bao nhiêu người đẹp của một thời mà tác giả Sài Gòn tạp pín lù đã nhắc, gợi lại.
Câu 4: Đâu là một trong những bút hiệu của ông?