Trong lòng mẹ là chương sách quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh, được sử dụng trong chương trình Văn học lớp 8. Chương sách thể hiện sự xúc động của Hồng khi bất ngờ được gặp lại mẹ.
Cha mất, mẹ đi tha hương cầu thực, Hồng phải sống với họ hàng trong sự ghẻ lạnh. Bà cô Hồng vốn không phải là một người cô hiền lành, một hôm gọi cậu bé đến, gợi chuyện xem cậu có muốn vào Thanh Hóa chơi với mẹ hay không.
Hồng vốn nhạy cảm, nhận ra ác ý trong lời nói và nụ cười giả dối rất "kịch" của bà cô. Gia đình họ nội vốn không ưa gì mẹ Hồng, luôn tìm cách nói xấu để Hồng ghét mẹ mình. Họ càng tiêm nhiễm những chuyện xấu bao nhiêu, hình ảnh của mẹ vẫn hiện lên với "vẻ mặt rầu rầu và sự hiền từ". Hồng tự nhủ đời nào tình thương yêu và lòng kính mến mẹ tôi lại bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm.
Trong chương này, Nguyên Hồng còn thuật lại cuộc gặp giữa nhân vật cậu bé với người mẹ sau thời gian dài xa cách. Gặp nhau, hai mẹ còn òa khóc nức nở.
Tác giả viết: "Mẹ tôi lấy vạt áo nâu thấm nước mắt cho tôi rồi xốc nách tôi lên xe. Đến bấy giờ tôi mới kịp nhận ra mẹ tôi không còm cõi xơ xác quá như cô tôi nhắc lại lời người họ nội của tôi nói. Gương mặt mẹ tôi vẫn tươi sáng với đôi mắt trong, và nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hay tại sự sung sướng bỗng được trông nhìn và ôm ấp cái hình hài máu mủ của mình mà mẹ tôi lại tươi đẹp như thuở còn sung túc?
Tôi ngồi trên đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, tôi thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ thường. Phải bé lại và lăn vào lòng một người mẹ, áp mặt vào bầu sữa nóng của người mẹ, để bàn tay người mẹ vuốt ve từ trên trán xuống cằm, và gãi rôm ở sống lưng cho, mới thấy người mẹ có một êm dịu vô cùng...".
Câu 3: Tám Bính, Năm Sài Gòn là những nhân vật trong tiểu thuyết nào của nhà văn Nguyên Hồng?