Bỉ vỏ là cuốn tiểu thuyết đầu tay của Nguyên Hồng, sáng tác năm 1937, có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp ông. Tiểu thuyết này được ví như bức tranh sinh động về thân phận những con người nhỏ bé dưới đáy xã hội, những kẻ lưu manh trộm cướp và những người bị đẩy vào vòng lưu manh đó.
Từ "bỉ vỏ" là một tiếng lóng giới giang hồ, có nghĩa là người đàn bà ăn cắp. Bính là cô gái nghèo, yêu một gã lừa đảo và bị bỏ rơi giữa lúc bụng mang dạ chửa. Cô bị cha mẹ hắt hủi, đay nghiến, đứa bé sinh ra phải đem bán vì sợ làng bắt vạ.
Bính trốn làng quê đi Hải Phòng mong tìm được người tình. Sau mấy ngày đêm lang thang đói khát, có lần suýt bị làm nhục ở một vườn hoa, Bính gặp một gã trẻ tuổi nhà giàu. Gã lừa cô vào nhà hãm hiếp và đổ bệnh lậu.
Vợ gã bắt gặp, đánh đập Bính rồi lôi cô ra Sở cẩm. Cô bị đưa vào nhà "lục xì", sau đó rơi vào nhà chứa. Sống ê chề cực nhục ở nơi bẩn thỉu hôi hám, Bính ốm nặng.
Vì quá đau khổ, cô toan tự tử nhưng được Năm Sài Gòn, một trùm lưu manh ở Hải Phòng chuộc ra khỏi nhà chứa, đem về chăm sóc hết lòng. Sau đó, Năm bị bắt, Bính tuy nghèo túng nhưng buôn bán lương thiện kiếm sống, chờ gã trở về.
Năm được tha nhưng không nghe lời khuyên của Bính, tiếp tục con đường giang hồ nên cô bị lôi cuốn theo, trở thành một "bỉ vỏ".
Câu 4: Kết thúc tiểu thuyết "Bỉ vỏ" ra sao?
a. Tám Bính và Năm Sài Gòn hoàn lương