Nguyên Hồng (1918-1982) là nhà văn có vị trí quan trọng trong lịch sử văn học Việt Nam, được đánh giá là một trong số đại diện xuất sắc của nền văn học hiện thực tiến bộ trước Cách mạng tháng tám1945. Ông viết nhiều thể loại, từ tiểu thuyết, truyện ngắn, hồi ký, bút ký đến thơ, kịch.
Những ngày thơ ấu là tập hồi ký viết về tuổi thơ khắc nghiệt của nhà văn Nguyên Hồng. Hồi ký được đăng trên báo năm 1938, xuất bản thành sách vào năm 1940. Tác phẩm gồm 9 chương: Tiếng kèn, Chúa thương xót tôi, Trụy lạc, Trong lòng mẹ, Đêm Noel, Trong đêm đông, Đồng xu cái, Sa ngã, Một bước ngắn.
Tóm tắt hồi ký: Cha mẹ cậu bé Hồng lấy nhau do sự sắp đặt của hai gia đình nên không có hạnh phúc. Người chồng mau chóng trở thành kẻ nghiện rượu, nghiện ngập.
Tuy khát khao hạnh phúc, người vợ vẫn giữ đức hạnh cao đẹp, cắn răng chịu đựng bao cay đắng, không nói một lời oán trách. Song trong lòng chị lại có người đàn ông khác nên khi chồng chết, chị phải bỏ đi tha hương cầu thực vào Thanh Hóa để kiếm tiền trả nợ, khi đó đã mang thai đứa con thứ hai.
Hồng là đứa bé thông minh, lanh lợi, tâm hồn trong sáng và nhạy cảm, nhưng lớn lên trong một gia đình bất hạnh, bị nhiều người sỉ nhục nên cậu đã kêu lên nỗi thèm khát mẹ và cầu cứu mẹ giúp mình.
Hồi ký có những đoạn tự sự gây xúc động, như: "Giá ai cho tôi một xu nhỉ? Chỉ một xu thôi! Để tôi mua xôi hay bánh khúc. Vừa đi vừa cắn, ngon xiết bao! Không! Không ai cho tôi cả, vì người ta có phải mẹ tôi đâu!
Mẹ ơi! Con khổ quá mẹ ơi! Sao mẹ đi lâu thế? Mãi không về! Người ta đánh con vì con dám cướp lại đồ chơi mà con người ta giằng lấy. Người ta lại còn chửi con, chửi cả mẹ nữa. Mẹ xa con, mẹ có biết không?".
Câu 2: Những câu văn dưới đây nằm trong chương nào của hồi ký "Những ngày thơ ấu"?
Cô tôi chưa dứt câu, cổ họng tôi đã nghẹn ứ khóc không ra tiếng. Giá những cổ tục đã đày đọa mẹ tôi là một vật như hòn đá hay cục thủy tinh, đầu mẩu gỗ, tôi quyết vồ lấy ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.