Rabindranath Tagore (1861-1941) là nhà thơ Bengal, triết gia Bà La Môn và nhà dân tộc học chủ nghĩa người Ấn Độ. Ông là con út trong gia đình danh gia vọng tộc bậc nhất ở Calcutta (thủ phủ xứ Ấn thời thuộc Anh, vùng Bengal, Đông Bắc Ấn).
Tên Rabindranath theo nghĩa gốc ngôn ngữ Bengali là Thần Thái Dương (Lord of the Sun), tên tắt thân mật là Rubi. Từ Tagore là Anh ngữ hóa từ Thàkur tiếng Bengal.
Cha ông là Debendranath Tagore, nhà triết học và hoạt động xã hội nổi tiếng, từ lâu muốn con mình trở thành luật sư nhưng Tagore không thích. Từ nhỏ, Tagore được hun đúc trong một môi trường văn hóa rất ưu việt. Khi đi học, ông được lĩnh hội nhiều lĩnh vực nhưng thích nhất thơ ca, tiểu thuyết và kịch.
Năm 1913, Tagore đoạt giải Nobel Văn học và trở thành người châu Á đầu tiên nhận giải Nobel. Tiếp nối ông, nhiều nhà văn châu Á khác đoạt giải Nobel như: Shmuel Yosef Agnon (Israel); Kawabata Yasunari, Oe Kenzaburo (Nhật Bản); Orhan Pamuk (Thổ Nhĩ Kỳ); Mạc Ngôn (Trung Quốc).
Sinh thời, Tagore từng nói cuộc đời ông có ba thứ cần phải theo: "Thứ nhất, tôi là người Ấn Độ, tôi theo sự thật; cái gì là sự thật, là chân lý đấy là ông chủ của tôi. Thứ hai, tôi là nhà thơ thì phải yêu cái đẹp; người phụ nữ Ấn Độ, phong cảnh Ấn Độ, tâm hồn người Ấn Độ quá đẹp nên không thể không yêu. Thứ ba, là cái thiện, nếu thiếu cái thiện, ta không phải là con người".
Câu 2: Tập thơ nào của Tagore được đề cử trao giải Nobel Văn học?