Bài thơ được Tố Hữu sáng tác sau kháng chiến chống Pháp, bộ đội rời Việt Bắc trở về xuôi tháng 10/1954. Việt Bắc là vùng phía bắc Hà Nội, ngày nay thường được hiểu gồm sáu tỉnh Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Hà Giang, Tuyên Quang, Thái Nguyên hay còn được gọi tắt là Cao - Bắc - Lạng - Hà - Tuyên - Thái.
Bài thơ gồm 150 câu viết theo thể lục bát, thể hiện tinh thần quân dân thắm thiết, bền chặt như người thân trong một gia đình sau 15 năm gắn bó. Việt Bắc được chọn lọc và xuất bản lần đầu năm 1954 trong tập thơ cùng tên.
- Mình về mình có nhớ ta?
Mười lăm năm ấy thiết tha mặn nồng.
Mình về mình có nhớ không
Nhìn cây nhớ núi, nhìn sông nhớ nguồn?
Tiếng ai tha thiết bên cồn
Bâng khuâng trong dạ, bồn chồn bước đi
Áo chàm đưa buổi phân ly
Cầm tay nhau biết nói gì hôm nay...
- Mình đi, có nhớ những ngày
Mưa nguồn suối lũ, những mây cùng mù?
Mình về, có nhớ chiến khu
Miếng cơm chấm muối, mối thù nặng vai?
Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già.
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son
Mình về, còn nhớ núi non
Nhớ khi kháng Nhật, thuở còn Việt Minh
Mình đi, mình có nhớ mình
Tân Trào, Hồng Thái, mái đình cây đa?
- Ta với mình, mình với ta
Lòng ta sau trước mặn mà đinh ninh
Mình đi, mình lại nhớ mình
Nguồn bao nhiêu nước nghĩa tình bấy nhiêu...
Sách Giảng văn Văn học Việt Nam (NXB Giáo dục, 1998) viết: Việt Bắc là một bài thơ ra đời rất đúng lúc, cũng là bài thơ không thể không viết. Sau chín năm kháng chiến, hòa bình được lập lại trên miền Bắc, nửa đất nước được tự do, cách mạng chuyển sang một giai đoạn khác.
Trong bài thơ, cách nhìn của tác giải với căn cứ địa Việt Bắc, với công cuộc kháng chiến và sự nghiệp cách mạng, với đất nước và nhân dân là cách nhìn của một nhà thơ cách mạng, đầy tình yêu thương, quý trọng, biết ơn và lạc quan.
Câu 5: Bài thơ của nhà thơ Tố Hữu ca ngợi người công nhân quét rác có tên gọi là gì?