Tháng 7/1938, sau thời gian hoạt động phong trào thanh niên ở Huế, Tố Hữu được đứng vào hàng ngũ của Đảng. Niềm tự hào ấy là cảm xúc chủ đạo để Tố Hữu sáng tác bài thơ Từ ấy.
Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim...
Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời
Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm, cù bất cù bơ...
Theo sách Từ điển Tác giả, tác phẩm Văn học Việt Nam dùng trong nhà trường (NXB Đại học Sư phạm), Từ ấy là tập thơ đầu, cũng là những cảm xúc đầu tiên của một hồn thơ trẻ trung lần đầu đến với cách mạng.
Tập thơ này gồm 71 bài thơ được chia làm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng. Trong đó bài thơ Từ ấy được rút từ phần một (Máu lửa), được coi là bài thơ hay nhất, ấn tượng nhất trong tập thơ.
Trong thơ, ông bộc lộ sự đồng cảm sâu sắc với quần chúng nghèo khổ, chỉ ra những bất công và những áp bức giai cấp trong xã hội cũ, qua đó thức tỉnh và kêu gọi mọi người đứng lên hành động.
Câu 3: Đoạn thơ sau được trích trong bài thơ Lượm của nhà thơ Tố Hữu. Từ nào còn thiếu trong dấu (...) ?
Chú bé loắt choắt,
Cái xắc xinh xinh,
Cái chân thoăn thoắt,
Cái đầu nghênh nghênh,
Ca nô đội lệch,
Mồm huýt sáo vang,
Như con (...),
Nhảy trên đường vàng.