Nhà thơ Tố Hữu (1920-2002) là tác giả các tập thơ trên. Ông tên thật Nguyễn Kim Thành, sinh ở Hội An, Quảng Nam, quê gốc ở huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Cha ông là nhà Nho nghèo, không đỗ đạt, thích thơ, thích sưu tập ca dao tục ngữ. Ông đã dạy Tố Hữu làm thơ cổ. Mẹ ông cũng là con nhà nho, thuộc nhiều ca dao dân ca Huế.
Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Tháng 4/1939, ông bị bắt và đày đi nhà lao Thừa Phủ (Huế) rồi chuyển sang nhà tù Lao Bảo (Quảng Trị) và nhiều nhà tù khác ở Tây Nguyên.
Tháng 3/1942, ông vượt ngục Đắc Glêi (nay thuộc Kon Tum) rồi tìm ra Thanh Hóa, hoạt động cách mạng bí mật ở đây. Năm 1945, khi Cách mạng tháng tám bùng nổ, ông được bầu làm Chủ tịch Ủy ban khởi nghĩa Thừa Thiên Huế.
Năm 1946, ông là Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa. Cuối 1947, ông lên Việt Bắc làm công tác văn nghệ, tuyên huấn. Từ đó, ông được giao những chức vụ quan trọng trong công tác văn hóa nghệ thuật, trong bộ máy lãnh đạo Đảng và Nhà nước.
Nhà thơ Tố Hữu từng giữ chức Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Phó chủ tịch thứ nhất Hội đồng Bộ trưởng. Ông mất ngày 9/12/2002 tại Hà Nội. Tên của ông được đặt cho hai con đường ở Hà Nội và Huế.
Tố Hữu được đánh giá là nhà thơ tiêu biểu nhất của dòng thơ cách mạng với khối lượng tác phẩm đồ sộ, trong đó nhiều bài thơ được đưa vào giảng dạy trong chương trình Văn học ở phổ thông như: Từ ấy, Lượm, Tiếng chổi tre, Việt Bắc...
Các tập thơ của Tố Hữu đã xuất bản gồm: Từ ấy (1946), Việt Bắc (1954), Gió lộng (1961), Ra trận (1972), Máu và hoa (1977), Một tiếng đờn (1992).
Câu 2: Bài thơ Từ ấy được Tố Hữu sáng tác khi ông bao nhiêu tuổi?