Lê Quý Đôn là tác giả của nhiều tác phẩm khảo cứu về lịch sử, địa chí, văn hóa Việt Nam. Về lịch sử - địa lý, ông có các tác phẩm Đại Việt thông sử (tên gọi khác là Lê triều thông sử) với 30 quyển ghi chép về hơn 100 năm của triều nhà Lê, bắt đầu từ Lê Thái Tổ đến Lê Cung Hoàng.
Một số tập sách nổi tiếng của Lê Quý Đôn có thể kể đến như Phủ biên tạp lục (6 quyển), viết xong năm 1776, ghi chép về tình hình xã hội Đàng Trong từ thế kỷ thứ 18 trở về trước.
Cuốn Vân đài loại ngữ (9 quyển) được Lê Quý Đôn hoàn thành vào năm 1773, được coi là "bách khoa thư" đồ sộ nhất thời phong kiến Việt Nam. Tác phẩm tập hợp tri thức về triết học, khoa học, văn học... sắp xếp theo thứ tự: Vũ trụ luận, địa lý, điển lệ, chế độ, văn nghệ, ngôn ngữ, văn tự, sản vật tự nhiên, xã hội... Vân đài loại ngữ là bộ sách đạt tới trình độ phân loại, hệ thống hóa, khái quát hóa khá cao, đánh dấu một bước tiến bộ vượt bậc đối với nền khoa học Việt Nam thời phong kiến.
Toàn Việt thi lục là tập sách ghi các bài thơ của 175 tác giả từ thời nhà Lý đến khoảng năm 1768. Theo Thần đồng xưa nước ta, sở dĩ chúng ta còn được biết khá nhiều bài thi ca của một số danh Nho thuở xưa là nhờ Lê Quý Đôn đã sưu tầm. Các tác phẩm được Lê Quý Đôn ghi chép một cách cẩn thận và khoa học trong tập sách này.
Ngoài ra, Lê Quý Đôn còn nhiều sách bàn giảng về kinh, truyện, sách khảo cứu về cổ thư, sách thơ văn. Một số tác phẩm của ông đã bị thất lạc.
Trong lời tựa sách Kiến văn tiểu lục (Chép vặt những điều nghe thấy), Lê Quý Đôn tự nhận trong thời gian phụng mệnh làm việc công, bốn phương rong ruổi, ông "đi tới đâu cũng để ý tìm tòi, làm việc gì mắt thấy tai nghe đều dùng bút ghi chép, lại phụ thêm lời bình luận sơ qua, giao cho tiểu đồng đựng vào túi sách".
Một số sự kiện trong thời gian làm quan ảnh hưởng đến sự nghiệp sáng tác của ông. Ví dụ chuyện đi sứ Trung Quốc năm 1760-1762, được gặp gỡ các sứ thần Triều Tiên, tiếp xúc với nhiều trí thức nổi tiếng nhà Thanh, bàn luận với họ những vấn đề sử học, triết học. Ở đây ông có dịp đọc nhiều sách mới lạ về địa lý thế giới, thủy văn học hay ngôn ngữ học.
Những năm 1772, 1774, Lê Quý Đôn đi công cán ở các vùng Sơn Nam, Tuyên Quang, Lạng Sơn làm nhiệm vụ điều tra nỗi khổ của nhân dân cùng tệ tham nhũng, ăn hối lộ của quan lại… Chính nhờ quá trình đi nhiều, thấy nhiều, biết nhiều việc đời, kiến thức của Lê Quý Đôn trở nên phong phú.
Câu 5: Lê Quý Đôn qua đời năm 1784 vì lý do gì?