Tĩnh dạ tứ (Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh) là bài thơ quen thuộc với nhiều thế hệ học sinh Việt Nam khi được giảng dạy trong chương trình Văn học, sau này là Ngữ văn lớp 7.
Sàng tiền minh nguyệt quang
Nghi thị địa thượng sương
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương.
Tương Như dịch thơ như sau:
Đầu giường ánh trăng rọi,
Ngỡ mặt đất phủ sương.
Ngẩng đầu nhìn trăng sáng,
Cúi đầu nhớ cố hương.
Bài thơ được viết theo hình thức cổ thể, một thể thơ với mỗi câu thường có 5 hoặc 7 chữ, không bị những quy tắc chặt chẽ về niêm luật và đối ràng buộc.
Theo sách Ngữ văn lớp 7 tập một, thơ Lý Bạch tràn ngập ánh trăng, hình ảnh trăng trong thơ ông hết sức đa dạng. Chủ đề bài thơ là "vọng nguyệt hoài hương" (trông trăng nhớ quê), cách thể hiện giản dị mà độc đáo.
Thuở nhỏ, Lý Bạch thường lên đỉnh núi Nga Mi ở quê nhà ngắm trăng. Từ 25 tuổi, ông xa quê và xa mãi nên cứ thấy trăng là lại nhớ quê.
Câu 3: Người bạn nào của Lý Bạch được ông nhắc trong câu thơ (bản dịch) sau?
Bạn từ lầu Hạc lên đường
Giữa mùa hoa khói, Châu Dương xuôi dòng.