Xuân Tóc Đỏ gia nhập xã hội thượng lưu, quan hệ với những nhân vật quyền lực, được cô Tuyết (em Văn Minh, con cụ cố Hồng rất giàu có) say mê. Xuân còn được bà phó Đoan nhờ dạy dỗ cho cậu Phước, quý tử của bà. Càng ngày, hắn càng được nhiều người kính trọng, sợ hãi.
Vì vô tình, hắn gây ra cái chết cụ cố tổ, bố đẻ của cụ cố Hồng. Cái chết này vốn được mọi người trong gia đình cụ mong đợi từ lâu. Do đó, Xuân được ghi ơn.
Xuân được Văn Minh dẫn đi đăng ký tranh giải quần vợt, nhân dịp vua Xiêm đến Bắc Kỳ. Bằng thủ đoạn xảo trá, hắn đã làm cho hai cầu thủ nổi tiếng bị bắt ngay trước hôm thi đấu. Không có cầu thủ chính, Xuân được dịp thi tài với các quán quân Xiêm trước sự chứng kiến của hai nhà vua, các quan và hàng nghìn công chúng. Để giữ mối hòa hảo với nước láng giềng, hắn được lệnh phải thua.
Kết thúc trận đấu, Xuân hùng hổ diễn thuyết trước đám đông, cho dân chúng hiểu sự hy sinh vì Tổ quốc của mình. Hắn trở thành bậc vĩ nhân, thành anh hùng cứu quốc.
Chương 15 của tiểu thuyết có nhan đề "Hạnh phúc của một tang gia - Văn Minh nữa cũng nói vào - Một đám ma gương mẫu". Chương này cho thấy được bản chất lố lăng, đồi bại của xã hội "thượng lưu" thành thị những năm trước 1945 và nghệ thuật trào phúng đặc sắc của Vũ Trọng Phụng.
Trong sách Ngữ văn lớp 11, NXB Giáo dục Việt Nam, một đoạn trích chương này được đưa vào giảng dạy với nhan đề được lượt bớt là "Hạnh phúc của một tang gia". Cụ cố tổ chết để lại cho con cháu cơ hội để khoe mẽ với thiên hạ. Cụ cố Hồng - con trai cả của cụ tổ tỏ ra già yếu khi lo cho cái chết của cha mình. Văn Minh và ông "TYPN" thì được đưa nền văn minh Á - Âu vào quảng cáo ở đám tang. Các bà, các cô vui mừng vì có dịp để chưng diện những đồ xô gai tân thời.
Tiến sĩ sử học Peter Zinoman (Đại học California, Mỹ), một đồng dịch giả tác phẩm Số đỏ sang tiếng Anh nhận xét: "Tôi có cảm tưởng rằng Vũ Trọng Phụng là một nhà văn lớn, rất lớn, không kém nhà văn lớn nào của các nền văn học khác. Càng đọc văn ông, tôi càng ngạc nhiên về tuổi trẻ, sức trẻ trong sự sáng tạo của ông. Vũ Trọng Phụng chỉ sống đến 27 tuổi; ở tuổi ấy, nhà văn Pháp Balzac còn hầu như chưa viết được gì đáng kể".
Câu 5: Ai là một nhân vật trong tiểu thuyết Giông tố?