Theo nhiều nhà nghiên cứu văn học, Vũ Trọng Phụng xuất hiện trên văn đàn hiện đại Việt Nam đầu thế kỷ 20 trước hết với tư cách là một nhà báo, một cây bút phóng sự cự phách. Những phóng sự nổi tiếng của ông gồm: Cạm bẫy người (1933), Kỹ nghệ lấy Tây (1934), Dân biểu và dân biểu (1935), Cơm thầy cơm cô (1936), Vẽ nhọ bôi hề (1936), Lục sì (1937), Một huyện ăn tết (1938). Trong đó, Kỹ nghệ lấy Tây là phóng sự nổi tiếng viết về số phận của một số phụ nữ Việt Nam những năm đầu thập niên 1930, vì hoàn cảnh, vì tiền mà phải lấy Tây.
Trong tác phẩm Nhà văn hiện đại (1942), nhà nghiên cứu văn học Vũ Ngọc Phan nhận xét: "Vũ Trọng Phụng là một nhà văn sở trường về phóng sự dài, những tập xuất sắc nhất của ông là Kỹ nghệ lấy Tây và Cơm thầy cơm cô... Cây bút của Vũ Trọng Phụng những năm đầu là một cây bút phóng sự, một cây bút phóng sự sắc sảo và khôn ngoan, sau ông luyện nó ra một cây bút tiểu thuyết, nhưng cái giọng phóng sự vẫn còn".
Còn Từ điển tác giả, tác phẩm văn học Việt Nam dùng trong nhà trường (NXB Đại học Sư phạm) đánh giá, với thể loại phóng sự, Vũ Trọng Phụng đã mở các cuộc điều tra nhắm đúng vào tệ nạn xã hội nhức nhối nhất đương thời. Đó là các tệ nạn mại dâm, cờ bạc, tham nhũng.
Ông tiếp cận các vấn đề thông minh, độc đáo, đi vào cốt lõi với tài quan sát và miêu tả sắc sảo; nghệ thuật trần thuật biến hóa, hấp dẫn, nhiều giọng điệu và giàu chất hài hước. Ngôn từ trong phóng sự của ông đầy góc cạnh với những lối ví von mới lạ, độc đáo.
Câu 3: Xuân Tóc Đỏ là nhân vật trong tiểu thuyết nào của nhà văn Vũ Trọng Phụng?