Vũ Trọng Phụng (1912-1939) là nhà văn, nhà báo nổi tiếng của Việt Nam vào đầu thế kỷ 20. Ông quê gốc ở huyện Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên, sống ở Hà Nội từ nhỏ. Cha ông làm thợ điện ở Hà Nội, mất khi Vũ Trọng Phụng mới được 7 tháng.
Từ nhỏ, nhà văn sống ở căn gác xép nhỏ trên phố Hàng Bạc. Học hết tiểu học, ông phải đi làm thêm kiếm sống. Thời gian sau, ông làm thư ký cho nhà buôn Godart rồi cho nhà in Viễn Đông nhưng đều bị sa thải. Từ đó, ông chuyển sang viết văn, làm báo cho đến khi mất. Những ngày cuối đời, ông ở tại căn nhà nhỏ trên phố Cầu Mới, Ngã Tư Sở.
Tuổi đời ngắn ngủi nhưng Vũ Trọng Phụng để lại sự nghiệp văn học đồ sộ: 30 truyện ngắn, 9 tiểu thuyết, 9 tập phóng sự, 7 vở kịch cùng một bản dịch vở kịch từ tiếng Pháp, một số bài viết phê bình, tranh luận văn học và hàng trăm bài báo viết về các vấn đề chính trị, xã hội, văn hóa.

Chân dung Vũ Trọng Phụng trên bộ tem bưu chính phát hành năm 2012 nhân kỷ niệm 100 năm ngày sinh của ông. Ảnh: Bưu điện Việt Nam.
Năm 1930, Vũ Trọng Phụng bắt đầu sự nghiệp văn chương với truyện ngắn đầu tay Chống nạng lên đường đăng trên tờ Ngọ Báo. Sau đó, ông bắt đầu viết một số truyện ngắn, nhưng không được chú ý nhiều.
Năm 1931, ông viết vở kịch Không một tiếng vang, bắt đầu thu hút được sự quan tâm của độc giả. Bốn năm sau, Vũ Trọng Phụng mới cho ra mắt cuốn tiểu thuyết tâm lý đầu tay Dứt tình đăng trên tờ Hải Phòng tuần báo.
Vũ Trọng Phụng sáng tác khoảng 9 năm và được xem là "ông vua phóng sự đất Bắc". Trên từng trang viết, Vũ Trọng Phụng lên án gay gắt xã hội đương thời với sự nhố nhăng, lừa đảo, xu nịnh, nơi chứa đầy cám dỗ, xa hoa và trụy lạc.
Câu 2: Đâu là tên một phóng sự của Vũ Trọng Phụng?