Đám cưới ma
Nhiều người có thể cảm thấy tức giận khi biết điều này, song đám cưới ma là tập tục tồn tại ở những vùng sâu tại Trung Quốc. Theo đó, cô dâu, chú rể hay cả hai là người đã khuất.
Người Trung Quốc từ xưa quan niệm, nếu một người mất khi chưa lập gia đình, linh hồn của họ sẽ cô đơn khi sang thế giới bên kia. Do đó, gia quyến tổ chức đám cưới ma để giúp những đứa con không may có cuộc sống hôn nhân bình thường ở cõi vĩnh hằng, theo SCMP.
Đám cưới ma
Nhiều người có thể cảm thấy tức giận khi biết điều này, song đám cưới ma là tập tục tồn tại ở những vùng sâu tại Trung Quốc. Theo đó, cô dâu, chú rể hay cả hai là người đã khuất.
Người Trung Quốc từ xưa quan niệm, nếu một người mất khi chưa lập gia đình, linh hồn của họ sẽ cô đơn khi sang thế giới bên kia. Do đó, gia quyến tổ chức đám cưới ma để giúp những đứa con không may có cuộc sống hôn nhân bình thường ở cõi vĩnh hằng, theo SCMP.
Đây là tập tục làm đẹp đau đớn nhất của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, kéo dài trong gần 1.000 năm. Thời phong kiến, bó chân là điều bắt buộc với phụ nữ. Các cô gái phải bó chân mới có hy vọng tìm được người chồng tốt, nếu không sẽ phải chịu điều tiếng hoặc bị đẩy vào kiếp nô lệ. Hủ tục này chấm dứt vào năm 1911, hiện những người phụ nữ “bó chân gót sen” cuối cùng chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc. Ảnh: Imagine China.
Đây là tập tục làm đẹp đau đớn nhất của phụ nữ Trung Quốc thời xưa, kéo dài trong gần 1.000 năm. Thời phong kiến, bó chân là điều bắt buộc với phụ nữ. Các cô gái phải bó chân mới có hy vọng tìm được người chồng tốt, nếu không sẽ phải chịu điều tiếng hoặc bị đẩy vào kiếp nô lệ. Hủ tục này chấm dứt vào năm 1911, hiện những người phụ nữ “bó chân gót sen” cuối cùng chỉ còn sót lại ở huyện Weining Yi, tỉnh Quý Châu, miền tây nam Trung Quốc. Ảnh: Imagine China.
Kỵ số 4
Nếu như người phương Tây cho rằng thứ sáu ngày 13 mang đến những điều xui xẻo, văn hóa Trung Quốc lại kiêng số 4 vì cho rằng đây là con số tử. Thang máy trong nhiều tòa nhà tại Trung Quốc không có số 4. Ảnh: Pxhere/Chrisobyrne.
Kỵ số 4
Nếu như người phương Tây cho rằng thứ sáu ngày 13 mang đến những điều xui xẻo, văn hóa Trung Quốc lại kiêng số 4 vì cho rằng đây là con số tử. Thang máy trong nhiều tòa nhà tại Trung Quốc không có số 4. Ảnh: Pxhere/Chrisobyrne.
Trắng là màu tang thương
Người phương Tây quan niệm cần mặc màu đen khi dự đám tang, nhưng trắng mới là màu để tang với người Trung Quốc. Trong dịp đó, người Trung Quốc còn đem theo hoa, nhang và phong bì tiền cúng người đã khuất. Ảnh: Eric Draper/White House Archives.
Trắng là màu tang thương
Người phương Tây quan niệm cần mặc màu đen khi dự đám tang, nhưng trắng mới là màu để tang với người Trung Quốc. Trong dịp đó, người Trung Quốc còn đem theo hoa, nhang và phong bì tiền cúng người đã khuất. Ảnh: Eric Draper/White House Archives.
Facekini
Phụ nữ Trung Quốc luôn muốn giữ gìn làn da trắng, do đó họ thường bảo vệ rất kỹ khi ra ngoài - thậm chí lúc đi tắm biển. Đó là lý do facekini - đồ tắm kín từ chân lên đầu, rất được phụ nữ Trung Quốc yêu chuộng.
Facekini
Phụ nữ Trung Quốc luôn muốn giữ gìn làn da trắng, do đó họ thường bảo vệ rất kỹ khi ra ngoài - thậm chí lúc đi tắm biển. Đó là lý do facekini - đồ tắm kín từ chân lên đầu, rất được phụ nữ Trung Quốc yêu chuộng.
Tối giản trên bàn ăn
Người phương Tây phải sử dụng nhiều loại dao dĩa (nĩa) cho mỗi món khác nhau trên bàn tiệc. Trong khi đó, người Trung Quốc chỉ cần dùng đũa cho mọi món ăn và thìa khi ăn canh hoặc cháo.
Tối giản trên bàn ăn
Người phương Tây phải sử dụng nhiều loại dao dĩa (nĩa) cho mỗi món khác nhau trên bàn tiệc. Trong khi đó, người Trung Quốc chỉ cần dùng đũa cho mọi món ăn và thìa khi ăn canh hoặc cháo.
Ăn chung lê là cấm kỵ
Dù chúng ta có thể chia sẻ thức ăn theo phép lịch sự, bổ lê mời người khác tại Trung Quốc lại là điều cần tránh. "Chia một trái lê" trong tiếng Trung Quốc nghe giống cụm từ chia ly.
Ăn chung lê là cấm kỵ
Dù chúng ta có thể chia sẻ thức ăn theo phép lịch sự, bổ lê mời người khác tại Trung Quốc lại là điều cần tránh. "Chia một trái lê" trong tiếng Trung Quốc nghe giống cụm từ chia ly.
Thú cưng thể hiện đẳng cấp
Giới nhàu giàu và trung lưu tại Trung Quốc có xu hướng nuôi thú cưng trong nhà, một số giống có thể rất đắt tiền. Năm 2014, một nhà đầu tư bất động sản tại Thanh Đảo từng mua một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng nặng 90 kg với giá gần 2 triệu USD, theo Qianjiang Evening News. Ảnh: STR.
Thú cưng thể hiện đẳng cấp
Giới nhàu giàu và trung lưu tại Trung Quốc có xu hướng nuôi thú cưng trong nhà, một số giống có thể rất đắt tiền. Năm 2014, một nhà đầu tư bất động sản tại Thanh Đảo từng mua một con chó ngao Tây Tạng thuần chủng nặng 90 kg với giá gần 2 triệu USD, theo Qianjiang Evening News. Ảnh: STR.
Uống nước nóng
Người Trung Quốc có truyền thống uống nước nóng từ xa xưa để phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, khi vào các nhà hàng Trung Hoa, thực khách thường được phục vụ nước ấm hay trà nóng thay cho nước lạnh.
Uống nước nóng
Người Trung Quốc có truyền thống uống nước nóng từ xa xưa để phục hồi sức khỏe và giảm bệnh tật. Do đó, khi vào các nhà hàng Trung Hoa, thực khách thường được phục vụ nước ấm hay trà nóng thay cho nước lạnh.
Theo Bright Side
- Ba lần thót tim của nhóm khách Việt khi đi Phượng Hoàng cổ trấn
- Bí ẩn về 'cổng địa ngục' đến gần là chết của đền cổ ở Thổ Nhĩ Kỳ
Bảo Ngọc