Khởi nghĩa Lam Sơn do Lê Lợi lãnh đạo kéo dài 9 năm, từ 1418 đến 1427, được chia làm 3 giai đoạn lớn gồm: hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa (1418-1423), tiến quân chiến lược vào phía nam (1424-1425) và giải phóng Đông Quan (1426-1427).
Trước cuộc khởi nghĩa, Lê Lợi cùng 18 người khác tổ chức hội thề Lũng Nhai (thuộc huyện Thường Xuân, Thanh Hóa), nguyện sống chết có nhau. Theo sách Lịch sử Việt Nam, trừ Lê Lợi thuộc tầng lớp địa chủ, Bùi Quốc Hưng, Nguyễn Trãi là quan lại cũ và Lê Văn Linh là sĩ phu, còn lại 15 người thuộc tầng lớp bình dân như Lê Văn An xuất thân nông dân, Nguyễn Thận gốc dân chài, Trịnh Khả xuất thân nô tì...
19 người tham gia hội thề Lũng Nhai đã thể hiện sự tập hợp đông đủ mọi tầng lớp trong xã hội, trong đó thành phần xuất thân nông dân chiếm số đông. Đây chính là hình ảnh của khối đoàn kết toàn dân. Từ những hạt nhân đầu tiên của hội thề này, anh hùng hào kiệt khắp nơi dần dần quy tụ về Lam Sơn.
Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa, xưng là Bình Định vương và truyền hịch đi khắp nơi kêu gọi nhân dân hưởng ứng. Theo Lam Sơn thực lục, lực lượng ban đầu của cuộc khởi nghĩa gồm 51 tướng văn võ, 200 quân thiết kỵ, 200 nghĩa sĩ, 14 con voi... tổng cộng khoảng 2.000 người. So với quân Minh lúc đó hơn 45 nghìn, voi ngựa hàng trăm con thì lực lượng của nghĩa quân quá ít. Vì vậy, giai đoạn hoạt động ở vùng núi Thanh Hóa là khó khăn nhất của cuộc khởi nghĩa.
Câu 3: Trong giai đoạn đầu, bị quân Minh vây đánh nhiều trận, quân Lam Sơn khốn đốn phải rút về núi Chí Linh. Một lần bị quân Minh vây chặt Chí Linh, nghĩa sĩ nào đã giả làm Lê Lợi để đánh lừa quân Minh?