Bác sĩ Nguyễn Văn Thái, chuyên khoa Nội Thần kinh, cho biết dấu hiệu nhận diện người bị đột quỵ gồm:
- Liệt mặt: Yêu cầu người bệnh cười và quan sát dấu hiệu miệng lệch qua một bên, nếp má mũi hai bên không đều.
- Yếu liệt tay: Yêu cầu người bệnh nâng cao hai tay lên và quan sát dấu hiệu rơi của một bên tay.
- Rối loạn tiếng nói: Yêu cầu người bệnh nói một vài câu và ghi nhận các biểu hiện bất thường như loạn tiếng nói, không nói được hay không hiểu hay nói sai câu yêu cầu.
- Đột ngột rối loạn thị giác, chóng mặt choáng váng, đau đầu dữ dội.
Gọi cấp cứu ngay khi ghi nhận có bất cứ dấu hiệu nào trong số này ở một người.
Các bước sơ cứu người bị đột quỵ dễ thực hiện
- Gọi điện thoại cấp cứu 115. Trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh.
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng một bên.
- Làm thông thoáng đường thở cho bệnh nhân.
- Không để người bệnh tự di chuyển vì có thể bị ngã.
- Đặt người bệnh trong tư thế thoải mái, nới rộng quần áo, cà vạt và khăn choàng cổ nếu có.
- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.
Những điều cần tránh
- Không chờ đợi để hy vọng các triệu chứng thoái lui.
- Không cho người bệnh ăn hay uống bất cứ thứ gì.
- Không cho bệnh nhân sử dụng bất cứ thuốc gì.
- Không trì hoãn việc tiếp cận cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ.
- Tuyệt đối không dùng kim chích máu 10 đầu ngón tay chân, không cạo gió.
Hướng dẫn tự cứu mình khi có dấu hiệu đột quỵ