Tuyển Anh đến World Cup trong trạng thái kiệt sức
Hầu hết các tuyển thủ Anh đều thi đấu ít nhất 35 trận mỗi mùa trước World Cup. Cá biệt vào năm 2010, bốn cầu thủ James Milner, John Terry, Frank Lampard và Steven Gerrard có số trận trung bình mùa trước World Cup là 50 trận/người. Việc các cầu thủ vắt sức thi đấu ở cấp CLB là lý do trực tiếp khiến tuyển Anh thường xuyên đến ngày hội bóng đá trong tình trạng mỏi mệt. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích. Từ năm 1990, "tam sư" chưa một lần vào bán kết.
Trước World Cup năm nay, thể lực một lần nữa trở thành nguy cơ với tuyển Anh. Tám trong số 23 học trò của HLV Roy Hodgson đã phải thi đấu ít nhất 35 trận mùa giải vừa qua. Trung vệ Gary Cahill là cầu thủ cày ải nhiều nhất với 47 trận.
Tuyển Anh đến World Cup trong trạng thái kiệt sức
Hầu hết các tuyển thủ Anh đều thi đấu ít nhất 35 trận mỗi mùa trước World Cup. Cá biệt vào năm 2010, bốn cầu thủ James Milner, John Terry, Frank Lampard và Steven Gerrard có số trận trung bình mùa trước World Cup là 50 trận/người. Việc các cầu thủ vắt sức thi đấu ở cấp CLB là lý do trực tiếp khiến tuyển Anh thường xuyên đến ngày hội bóng đá trong tình trạng mỏi mệt. Và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến thành tích. Từ năm 1990, "tam sư" chưa một lần vào bán kết.
Trước World Cup năm nay, thể lực một lần nữa trở thành nguy cơ với tuyển Anh. Tám trong số 23 học trò của HLV Roy Hodgson đã phải thi đấu ít nhất 35 trận mùa giải vừa qua. Trung vệ Gary Cahill là cầu thủ cày ải nhiều nhất với 47 trận.
Các đội tuyển Nam Mỹ chơi xấu nhất
Nam Mỹ không chỉ là cái nôi của lối chơi hoa mỹ, mà còn là nơi dung dưỡng lối chơi thô bạo quá mức cần thiết. Các đội bóng của khu vực này đang có tỷ lệ phạm 17,55 lỗi/trận tại World Cup, cao hơn châu Âu (17,37) và khu vực CONCACAF (16,83).
Giới hâm mộ bóng đá có thể không bao giờ quên cú đánh cùi chỏ mà Leonardo (Brazil) dành cho Tab Ramos (Mỹ) trong trận đấu vòng 16 đội World Cup 1994. Sau pha va chạm này, Tab Ramos chảy máu đầy mặt còn Leonardo, cựu tiền vệ tài hoa của PSG và AC Milan, phải nhận án treo giò 4 trận.
Các đội tuyển Nam Mỹ chơi xấu nhất
Nam Mỹ không chỉ là cái nôi của lối chơi hoa mỹ, mà còn là nơi dung dưỡng lối chơi thô bạo quá mức cần thiết. Các đội bóng của khu vực này đang có tỷ lệ phạm 17,55 lỗi/trận tại World Cup, cao hơn châu Âu (17,37) và khu vực CONCACAF (16,83).
Giới hâm mộ bóng đá có thể không bao giờ quên cú đánh cùi chỏ mà Leonardo (Brazil) dành cho Tab Ramos (Mỹ) trong trận đấu vòng 16 đội World Cup 1994. Sau pha va chạm này, Tab Ramos chảy máu đầy mặt còn Leonardo, cựu tiền vệ tài hoa của PSG và AC Milan, phải nhận án treo giò 4 trận.
Các đội châu Phi phòng ngự kém nhất
Lục địa đen chưa bao giờ có đại diện vào bán kết World Cup một phần vì cách chơi thiếu tỉnh táo. Năm 1990, Cameroon bỏ lỡ cơ hội đi tiếp khi dẫn Anh 2-1 ở tứ kết. Khi đó "tam sư" ngược dòng thắng 3-2 bằng hai quả phạt đền. Trước đó 16 năm, Zaire để thua Nam Tư đến 0-9 và đến nay đây vẫn là một trong những trận đấu có cách biệt lớn nhất tại World Cup.
Theo giới chuyên môn, hầu hết các đội châu Phi đều thiếu kỷ luật chiến thuật. Cách chơi đó khiến họ không tận dụng cơ hội một cách tốt nhất, đồng thời dễ bị rơi vào bẫy phản công.
Các đội châu Phi phòng ngự kém nhất
Lục địa đen chưa bao giờ có đại diện vào bán kết World Cup một phần vì cách chơi thiếu tỉnh táo. Năm 1990, Cameroon bỏ lỡ cơ hội đi tiếp khi dẫn Anh 2-1 ở tứ kết. Khi đó "tam sư" ngược dòng thắng 3-2 bằng hai quả phạt đền. Trước đó 16 năm, Zaire để thua Nam Tư đến 0-9 và đến nay đây vẫn là một trong những trận đấu có cách biệt lớn nhất tại World Cup.
Theo giới chuyên môn, hầu hết các đội châu Phi đều thiếu kỷ luật chiến thuật. Cách chơi đó khiến họ không tận dụng cơ hội một cách tốt nhất, đồng thời dễ bị rơi vào bẫy phản công.
Brazil là đội sút phạt giỏi nhất
Brazil không chỉ vô địch nhiều lần nhất, mà còn khiến đối thủ phải khiếp sợ mỗi khi có cơ hội sút bóng "chết". Thủ môn David Seaman của tuyển Anh từng phải trả giá khi chủ quan trước pha sút phạt 35 m của Ronaldinho tại World Cup 2002. Người Trung Quốc có thể cũng chưa quên cú "đại bác" mà Roberto Carlos giáng vào lưới họ cùng năm.
Quay ngược bánh xe thời gian, giới hâm mộ có thể tìm thấy những chuyên gia sút phạt lừng danh đến từ Brazil như Rivelino, Zico, Branco.
Brazil là đội sút phạt giỏi nhất
Brazil không chỉ vô địch nhiều lần nhất, mà còn khiến đối thủ phải khiếp sợ mỗi khi có cơ hội sút bóng "chết". Thủ môn David Seaman của tuyển Anh từng phải trả giá khi chủ quan trước pha sút phạt 35 m của Ronaldinho tại World Cup 2002. Người Trung Quốc có thể cũng chưa quên cú "đại bác" mà Roberto Carlos giáng vào lưới họ cùng năm.
Quay ngược bánh xe thời gian, giới hâm mộ có thể tìm thấy những chuyên gia sút phạt lừng danh đến từ Brazil như Rivelino, Zico, Branco.
Tuyển Anh sút luân lưu kém nhất
"Tam sư" từng ba lần thi đá luân lưu ở World Cup và thua cả ba. Lần đầu diễn ra khi họ cách trận chung kết năm 1990 chỉ vài phút: thua Tây Đức 3-4. Anh gặp vận đen ngay cả khi tránh được "cỗ xe tăng". Trong hai lần sau, Anh thua Argentina 3-4 năm 1998 và Bồ Đào Nha 1-3 năm 2006.
Những cầu thủ sút xa nổi tiếng như Frank Lampard, Steven Gerrard đều có mặt trong danh sách người sút hỏng luân lưu của "tam sư".
Tuyển Anh sút luân lưu kém nhất
"Tam sư" từng ba lần thi đá luân lưu ở World Cup và thua cả ba. Lần đầu diễn ra khi họ cách trận chung kết năm 1990 chỉ vài phút: thua Tây Đức 3-4. Anh gặp vận đen ngay cả khi tránh được "cỗ xe tăng". Trong hai lần sau, Anh thua Argentina 3-4 năm 1998 và Bồ Đào Nha 1-3 năm 2006.
Những cầu thủ sút xa nổi tiếng như Frank Lampard, Steven Gerrard đều có mặt trong danh sách người sút hỏng luân lưu của "tam sư".
Các đội châu Âu thường chơi kém khi World Cup tổ chức ở Nam Mỹ
Đây là một rào cản lớn mà Tây Ban Nha, Đức hay Italy phải vượt qua nếu vô địch năm nay. Khi World Cup tổ chức ở Nam Mỹ, các đội châu Âu chỉ giành được số điểm trung bình là 1,34 điểm/trận. Con số khi giải tổ chức ở châu Âu là 1,59 và ở nơi khác là 1,47.
Khí hậu nóng ẩm và độ cao so với mặt nước biển có thể là những nguyên nhân khiến các đội châu Âu gặp khó khăn khi đến Nam Mỹ. Tới nay mới chỉ có hai đội châu Âu vào chung kết World Cup khi giải tổ chức ở Nam Mỹ là Tiệp Khắc (năm 1962, Chile làm chủ nhà) và Hà Lan (1978, Argentina). Hai đội này đều chưa từng vô địch World Cup. Trong các trận chung kết đó, Tiệp Khắc thua Brazil còn Hà Lan thua Argentina đều với tỷ số 1-3.
Các đội châu Âu thường chơi kém khi World Cup tổ chức ở Nam Mỹ
Đây là một rào cản lớn mà Tây Ban Nha, Đức hay Italy phải vượt qua nếu vô địch năm nay. Khi World Cup tổ chức ở Nam Mỹ, các đội châu Âu chỉ giành được số điểm trung bình là 1,34 điểm/trận. Con số khi giải tổ chức ở châu Âu là 1,59 và ở nơi khác là 1,47.
Khí hậu nóng ẩm và độ cao so với mặt nước biển có thể là những nguyên nhân khiến các đội châu Âu gặp khó khăn khi đến Nam Mỹ. Tới nay mới chỉ có hai đội châu Âu vào chung kết World Cup khi giải tổ chức ở Nam Mỹ là Tiệp Khắc (năm 1962, Chile làm chủ nhà) và Hà Lan (1978, Argentina). Hai đội này đều chưa từng vô địch World Cup. Trong các trận chung kết đó, Tiệp Khắc thua Brazil còn Hà Lan thua Argentina đều với tỷ số 1-3.
Hà Lan luôn tự làm khó mình bằng bất đồng nội bộ
"Cơn lốc áo cam" có thể đã tiến xa hơn nếu dẹp được những bất đồng về chiến thuật và cá nhân sang một bên. Năm 1990, nhóm cầu thủ trụ cột gồm Frank Rijkaard, Marco Van Basten và Ronald Koeman từng nói thẳng với Liên đoàn bóng đá Hà Lan rằng sẽ không chơi World Cup dưới sự dẫn dắt của HLV Thijs Libregt. Kết quả là Libregt bị sa thải không lâu sau đó để nhường chỗ cho Leo Beenhakker, còn Hà Lan chỉ vào đến vòng 16 đội.
Năm 1994, tiền vệ Ruud Gullit công khai chỉ trích chiến thuật của HLV Dick Advocaat, thậm chí tuyên bố giã từ sự nghiệp quốc tế. Lần này Liên đoàn bóng đá Hà Lan không thay HLV nhưng "cơn lốc" chỉ vào đến tứ kết.
Hà Lan cũng phát sinh không ít rắc rối tại các kỳ Euro. Năm 1996, Edgar Davids từng bị trả về nước vì chỉ trích HLV Guus Hiddink. 12 năm sau đó, Clarence Seedorf không được dự Euro 2008 vì mâu thuẫn với HLV Van Basten.
Hà Lan luôn tự làm khó mình bằng bất đồng nội bộ
"Cơn lốc áo cam" có thể đã tiến xa hơn nếu dẹp được những bất đồng về chiến thuật và cá nhân sang một bên. Năm 1990, nhóm cầu thủ trụ cột gồm Frank Rijkaard, Marco Van Basten và Ronald Koeman từng nói thẳng với Liên đoàn bóng đá Hà Lan rằng sẽ không chơi World Cup dưới sự dẫn dắt của HLV Thijs Libregt. Kết quả là Libregt bị sa thải không lâu sau đó để nhường chỗ cho Leo Beenhakker, còn Hà Lan chỉ vào đến vòng 16 đội.
Năm 1994, tiền vệ Ruud Gullit công khai chỉ trích chiến thuật của HLV Dick Advocaat, thậm chí tuyên bố giã từ sự nghiệp quốc tế. Lần này Liên đoàn bóng đá Hà Lan không thay HLV nhưng "cơn lốc" chỉ vào đến tứ kết.
Hà Lan cũng phát sinh không ít rắc rối tại các kỳ Euro. Năm 1996, Edgar Davids từng bị trả về nước vì chỉ trích HLV Guus Hiddink. 12 năm sau đó, Clarence Seedorf không được dự Euro 2008 vì mâu thuẫn với HLV Van Basten.
Thảo Chi