Vùng chảo Danakil, Ethiopia
Địa danh này là một trong những nơi nóng và khắc nghiệt nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình tại đây thường ở mức 34,5 – 50 độ C với vô số suối lưu huỳnh, mạch phun, hồ axit… Các lớp trầm tích màu vàng, cam và xanh lá hình thành bởi hoạt động của núi lửa làm nóng nước suối, đưa lưu huỳnh và sắt lên bề mặt bên trên. Ảnh: Robert Harding.
Vùng chảo Danakil, Ethiopia
Địa danh này là một trong những nơi nóng và khắc nghiệt nhất thế giới. Nhiệt độ trung bình tại đây thường ở mức 34,5 – 50 độ C với vô số suối lưu huỳnh, mạch phun, hồ axit… Các lớp trầm tích màu vàng, cam và xanh lá hình thành bởi hoạt động của núi lửa làm nóng nước suối, đưa lưu huỳnh và sắt lên bề mặt bên trên. Ảnh: Robert Harding.
Dù được coi là “địa ngục” trên trái đất, vẻ đẹp hiếm có tại vùng đất này đã thu hút nhiều nhóm khách ưa mạo hiểm tới khám phá. Trong nhiều thế kỷ, cư dân địa phương đã khai thác muối thủ công tại khu vực này và vận chuyển bằng lạc đà. Ảnh: Wild Frontiers.
Dù được coi là “địa ngục” trên trái đất, vẻ đẹp hiếm có tại vùng đất này đã thu hút nhiều nhóm khách ưa mạo hiểm tới khám phá. Trong nhiều thế kỷ, cư dân địa phương đã khai thác muối thủ công tại khu vực này và vận chuyển bằng lạc đà. Ảnh: Wild Frontiers.
Mỏ Naica, Mexico
Nằm ở độ sâu 300 m dưới lòng đất, mỏ Naica ở Mexico chứa đầy tinh thể thạch cao khổng lồ hình thành qua hàng chục nghìn năm. Một số tinh thể dài hơn 9 m, phần rộng nhất có đường kính lên tới 4 m. Nhiệt độ trong hang thường xuyên ở mức 55 độ C, độ ẩm 90 – 99% và ánh sáng tự nhiên không thể chiếu đến. Đây được cho là môi trường lý tưởng để các tinh thể phát triển nhưng lại nguy hiểm với con người. Ảnh: Carsten Peter.
Mỏ Naica, Mexico
Nằm ở độ sâu 300 m dưới lòng đất, mỏ Naica ở Mexico chứa đầy tinh thể thạch cao khổng lồ hình thành qua hàng chục nghìn năm. Một số tinh thể dài hơn 9 m, phần rộng nhất có đường kính lên tới 4 m. Nhiệt độ trong hang thường xuyên ở mức 55 độ C, độ ẩm 90 – 99% và ánh sáng tự nhiên không thể chiếu đến. Đây được cho là môi trường lý tưởng để các tinh thể phát triển nhưng lại nguy hiểm với con người. Ảnh: Carsten Peter.
Bất cứ ai vào hang cũng phải mặc một bộ đồ làm mát đặc biệt và giới hạn thời gian là 45 phút. Vào năm 2017, một nhà khoa học của NASA đã công bố phát hiện vi khuẩn bị mắc kẹt trong các tinh thể và chúng có tuổi đời lên tới 50.000 năm. Hiện hang động đóng cửa với khách du lịch để hạn chế sự xáo trộn môi trường bên trong. Ảnh: Travel And Leisure.
Bất cứ ai vào hang cũng phải mặc một bộ đồ làm mát đặc biệt và giới hạn thời gian là 45 phút. Vào năm 2017, một nhà khoa học của NASA đã công bố phát hiện vi khuẩn bị mắc kẹt trong các tinh thể và chúng có tuổi đời lên tới 50.000 năm. Hiện hang động đóng cửa với khách du lịch để hạn chế sự xáo trộn môi trường bên trong. Ảnh: Travel And Leisure.
Salar de Uyuni, Bolivia
Cánh đồng muối lớn nhất thế giới có diện tích hơn 10.000 km2. Vào một số thời điểm trong năm, những hồ nước gần đó tràn ra tạo nên một lớp nước mỏng biến bề mặt cánh đồng muối thành tấm gương khổng lồ. Ảnh: Fodor Travel Guide.
Salar de Uyuni, Bolivia
Cánh đồng muối lớn nhất thế giới có diện tích hơn 10.000 km2. Vào một số thời điểm trong năm, những hồ nước gần đó tràn ra tạo nên một lớp nước mỏng biến bề mặt cánh đồng muối thành tấm gương khổng lồ. Ảnh: Fodor Travel Guide.
Khách du lịch có thể tham quan địa điểm này theo các tour trong ngày hoặc tự khám phá và qua đêm tại khách sạn làm từ muối, cách thành phố Uyuni khoảng 25 km. Ảnh: Brendan van Son.
Khách du lịch có thể tham quan địa điểm này theo các tour trong ngày hoặc tự khám phá và qua đêm tại khách sạn làm từ muối, cách thành phố Uyuni khoảng 25 km. Ảnh: Brendan van Son.
Wadi Rum, Jordan
Với những vách đá sa thạch màu đỏ, thung lũng Wadi Rum ở phía nam Jordan được đánh giá là một trong số cảnh quan kỳ lạ nhất hành tinh. Trong tiếng Arab, vùng sa mạc được đặt tên là “thung lũng mặt trăng”. Ảnh: Robert Harding.
Wadi Rum, Jordan
Với những vách đá sa thạch màu đỏ, thung lũng Wadi Rum ở phía nam Jordan được đánh giá là một trong số cảnh quan kỳ lạ nhất hành tinh. Trong tiếng Arab, vùng sa mạc được đặt tên là “thung lũng mặt trăng”. Ảnh: Robert Harding.
Địa điểm này được chọn làm bối cảnh sao Hỏa trong bộ phim khoa học viễn tưởng The Martian công chiếu năm 2015. Đây cũng là nơi phát hiện ra những bản tranh, chữ khắc của con người từ cách đây 12.000 năm. Một phần của thung lũng đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới được công nhận bởi UNESCO. Ảnh: HiConsumption.
Địa điểm này được chọn làm bối cảnh sao Hỏa trong bộ phim khoa học viễn tưởng The Martian công chiếu năm 2015. Đây cũng là nơi phát hiện ra những bản tranh, chữ khắc của con người từ cách đây 12.000 năm. Một phần của thung lũng đã trở thành di sản thiên nhiên thế giới được công nhận bởi UNESCO. Ảnh: HiConsumption.
Sa mạc Atacama, Chile
Đây là một trong những nơi khô cằn nhất trên trái đất với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 15 mm, thậm chí một số nơi chưa từng có mưa. Kỷ lục Guinness xác nhận đây là sa mạc khô cằn nhất, với diện tích hơn 100.000 km2 và phần lớn trong đó được bao phủ bởi những đồi đá, bãi cát màu đỏ và cam. Ảnh: National Geographic.
Sa mạc Atacama, Chile
Đây là một trong những nơi khô cằn nhất trên trái đất với lượng mưa hàng năm chỉ khoảng 15 mm, thậm chí một số nơi chưa từng có mưa. Kỷ lục Guinness xác nhận đây là sa mạc khô cằn nhất, với diện tích hơn 100.000 km2 và phần lớn trong đó được bao phủ bởi những đồi đá, bãi cát màu đỏ và cam. Ảnh: National Geographic.
Đây cũng là nơi có bầu trời đêm trong nhất thế giới, theo Guardian, lý tưởng để ngắm dải ngân hà, thu hút hàng triệu khách tham quan. Sa mạc Atacama của Chile thường được nhiều cơ quan nghiên cứu vũ trụ sử dụng làm nơi mô phỏng môi trường trên sao Hỏa. Ảnh: Babak Tafreshi.
Đây cũng là nơi có bầu trời đêm trong nhất thế giới, theo Guardian, lý tưởng để ngắm dải ngân hà, thu hút hàng triệu khách tham quan. Sa mạc Atacama của Chile thường được nhiều cơ quan nghiên cứu vũ trụ sử dụng làm nơi mô phỏng môi trường trên sao Hỏa. Ảnh: Babak Tafreshi.
Kiều Dương (Theo National Geographic)