Năm 1913, ngôi trường dành riêng cho nữ sinh được khởi công trên khu đất rộng đường Legrand de la Liraye (nay là Điện Biên Phủ, quận 3), vật liệu xây dựng được đưa từ Pháp qua.
Sau hai năm thi công, trường được khánh thành và mở khóa khai giảng đầu tiên với 42 nữ sinh. Trong buổi lễ, Toàn quyền Đông Dương Doumer và Thống đốc Nam Kỳ Courbeil chọn đồng phục là áo dài màu tím cho nữ sinh.
Sở dĩ màu tím được chọn bởi đây là biểu tượng cho đức tính đoan trang, kín đáo và khiêm nhường của phụ nữ Việt. Từ đó, trường có tên Nữ sinh Áo Tím.
Ban đầu trường mới dạy cấp tiểu học, từ lớp đồng ấu đến cao đẳng. Học sinh phần lớn là con nhà giàu ở Sài Gòn, dần dần có thêm nhiều em ở các tỉnh lên học nên trường mở thêm nội trú.
Năm 1918, vì số lượng học sinh gia tăng, trường xây thêm tòa nhà thứ hai với nhiều chức năng, đó cũng là nơi giảng dạy các môn nữ công gia chánh và thêu thùa. Bốn năm sau, trường mở thêm bậc trung học vì được xây thêm dãy nhà phía sau đủ rộng và được gọi là trường Nữ trung học bản xứ, tiếp tục chủ trương chỉ tuyển nữ sinh.
Mùa hè năm 1940, quân đội Nhật chiếm đóng cơ sở trường rồi sau đó đến quân đội Anh, trường dời về tiểu học Ðồ Chiểu tại vùng Tân Ðịnh. Cũng trong năm này, trường đổi tên: Collège Gia Long, rồi Lycée Gia Long.
Sau năm 1975, trường được chính quyền chuyển thành trường Phổ thông cấp 2-3 và mang tên Nguyễn Thị Minh Khai - nhà cách mạng, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương giai đoạn 1930-1940.
Sau đó, trường giải thể cấp hai, thu nhận cả nữ lẫn nam sinh và đổi tên thành THPT Nguyễn Thị Minh Khai. Đồng phục của trường hiện vẫn giữ màu tím truyền thống.
Câu 3: Nhà bác học nào được đặt tên cho một ngôi trường hơn 100 tuổi ở trung tâm thành phố?