Sau khi xâm lược Việt Nam, để phục vụ cho guồng máy cai trị, người Pháp đặt mục tiêu hủy diệt nền Nho học, chữ Hán, chữ Nôm phải triệt bỏ và thay thế bằng chữ Pháp, chữ quốc ngữ. Trường học được mở ra, phục vụ cho con em các viên chức của bộ máy cai trị Pháp ở thuộc địa và cho người Việt.
Theo nhà nghiên cứu Nguyễn Đình Tư trong cuốn Chế độ thực dân Pháp trên đất Nam Kỳ, thời gian đầu, khi chưa có trường công của nhà nước, trẻ em gái người Pháp và người Âu đều theo học trong các trường tư của các bà xơ thuộc dòng Saint Paul De Chartres ở Sài Gòn. Về sau, số gia đình kiều dân Pháp ở Sài Gòn, Chợ Lớn tăng lên nhiều, các em gái cần có trường công của nhà nước để theo học chương trình chính quy.
Khoảng đầu thế kỷ 20, một số nhân sĩ người Việt có tâm huyết tại Sài Gòn, Chợ Lớn làm đơn xin chính quyền lập một trường trung tiểu học cho nữ sinh Việt Nam. Việc xây dựng trường dành riêng cho nữ sinh người Pháp được tiến hành từ năm 1915, chính quyền mua lại một khu đất dọc đường Mac Mahon (nay là Nam Kỳ Khởi Nghĩa) thuộc khu trung tâm để xây trường.
Công việc xây dựng và trang trí trường học mất khoảng ba năm mới xong. Trường Marie Curie bắt đầu mở cửa từ năm 1918, là trường cao đẳng tiểu học nữ sinh mang tên Lycée Marie Curie.
Trải qua nhiều biến cố và đổi tên, năm 1948, trường chính thức trở lại với tên gọi Trung học Marie Curie - một nữ bác học hai lần đoạt giải Nobel về Vật lý.
Câu 4: Trường nào từng có tên Taberd?