Trụ sở UBND TP HCM ngày nay là một trong những công trình kiến trúc cổ điển ở thành phố. Tòa nhà được dự định xây dựng từ năm 1871 với mục đích làm toà nhà hành chính của Pháp. Ba năm sau, ý định xây dựng rơi vào quên lãng.
Mãi đến năm 1893, người Pháp lại họp bàn về việc xây dựng tòa thị sảnh và địa điểm xây dựng, ba năm sau đó vấn đề này lại được mổ xẻ và tổ chức cuộc thi vẽ đồ án.
Cuối năm 1898, tòa nhà mới được khởi công theo họa đồ của kiến trúc sư Gardès. Công trình có kiến trúc phương Tây, hình dáng mô phỏng theo kiểu lầu chuông ở miền Bắc nước Pháp.

Trụ sở UBND TP HCM. Ảnh: Hữu Khoa
Năm 1909, tòa nhà được khánh thành và từ đó đến nay, nó được sử dụng làm trụ sở các cơ quan hành chính ở Sài Gòn qua các thời kỳ. Nhiều tòa nhà cổ khác từng làm cơ quan hành chính ở thành phố, sau năm 1975 đã chuyển sang mục đích sử dụng khác.
Phần trang trí tòa nhà lúc đầu định làm theo bản vẽ của họa sĩ Ruffier, nhưng sau lại được giao cho họa sĩ Bonnet. Ban đầu tòa nhà có tên tiếng Pháp là L'Hotel de ville, người dân gọi đơn giản là Dinh Xã Tây.
Xã Tây trên giấy tờ gọi là Tòa thị sảnh. Đến thời vua Bảo Đại thì được đổi lại là Tòa đô sảnh và do các đốc phủ sứ được bổ nhiệm làm thị trưởng. Tòa nhà dùng cho công chức hội đồng điều hành cả vùng Sài Gòn - Gia Định - Chợ Lớn
Sau năm 1975, tòa nhà là nơi làm việc của UBND TP HCM, địa chỉ 86 đường Lê Thánh Tôn, quận 1.
Câu 4: Bảo tàng TP HCM cũng là một trong những toà nhà cổ ở trung tâm TP HCM. Mục đích ban đầu của việc xây dựng công trình là gì?

Bảo tàng TP HCM. Ảnh: Tư liệu