Theo Cổng thông tin Bảo tàng TP HCM, khởi đầu tòa nhà này được xây dựng vào năm 1885 và hoàn thành năm 1890 theo thiết kế của kiến trúc sư người Pháp Alfred Foulhoux.
Mục đích ban đầu làm Bảo tàng Thương mại trưng bày những sản vật trong nước nên hai bên cửa chính có hai tượng nữ thần Thương nghiệp và Công nghiệp, các phù điêu trang trí đắp nổi đều lấy biểu tượng thần thoại Hy Lạp cùng với cây cỏ và thú vật vùng nhiệt đới. Sau khi xây, tòa nhà lại trở thành tư dinh Thống đốc Nam kỳ Henri Eloi Danel.
Chỉ trong năm 1945, tòa nhà đã năm lần thay đổi chủ nhân. Tháng 3/1945, Nhật đảo chính Pháp, Thống đốc Yoshio Minoda (người Nhật) chiếm dinh này. Tháng 7 năm đó, Nhật mới giao dinh này cho chính phủ Bảo Đại - Trần Trọng Kim.
Viên Khâm sai Nam bộ Nguyễn Văn Sâm ở chẳng bao lâu thì ngày 25/8/1945, lực lượng cách mạng biến tòa nhà thành trụ sở của Ủy ban Hành chánh Lâm thời Nam Bộ, rồi của Ủy ban Nhân dân Nam Bộ.

Kiến trúc cổ kính của toà nhà. Ảnh: Bảo tàng TP HCM
Tháng 9/1945, Trung tá B. W Roe (phái bộ quân sự Anh) chiếm dinh, buộc Ủy ban Nhân dân Nam Bộ phải dời về dinh Đốc lý (nay là trụ sở UBND TP HCM).
Sau khi chiếm lại Sài Gòn, từ ngày 23/5/1947, Pháp giao dinh này cho Lê Văn Hoạch làm trụ sở chính phủ Nam Kỳ tự trị và sau đó chuyển cho Trần Văn Hữu làm dinh Tổng trấn (sau đổi thành Thủ hiến) từ tháng 6/1948.
Sau hiệp định Genève 1954, Ngô Đình Diệm dùng tòa nhà này làm dinh Quốc khách. Tháng 2/1962, dinh Độc Lập bị ném bom, ông Diệm dời phủ tổng thống sang đây.
Năm 1966, dinh Độc Lập xây lại xong, tòa nhà này được làm trụ sở của Tối cao Pháp viện. Sau ngày thống nhất đất nước, TP HCM sử dụng toà nhà này làm Bảo tàng Cách mạng TP HCM, cuối năm 1999 được đổi tên thành Bảo tàng TP HCM như hiện nay.
Câu 5: Đây là hình ảnh của toà nhà nào ngày nay?
