Ngày 27/2/1962, phe đảo chính đã cử hai phi công quân đội Sài Gòn là Nguyễn Văn Cử và Phạm Phú Quốc lái hai máy bay AD6 ném bom làm sập toàn bộ phần chính cánh trái của dinh.
Do không thể khôi phục, Ngô Ðình Diệm đã cho san bằng và xây một dinh thự mới ngay trên nền đất cũ theo đồ án thiết kế của kiến trúc sư Ngô Viết Thụ - người Việt Nam đầu tiên đạt giải Khôi nguyên La Mã.
Công trình được khởi công xây dựng ngày 1/7/1962. Công trình đang xây dựng dở dang thì Ngô Ðình Diệm bị phe đảo chính ám sát ngày 2/11/1963. Do vậy, ngày khánh thành dinh 31/10/1966, người chủ tọa buổi lễ là Nguyễn Văn Thiệu, Chủ tịch Ủy ban lãnh đạo quốc gia. Từ ngày khánh thành, dinh Độc Lập trở thành nơi ở và làm việc của tổng thống Việt Nam Cộng hòa.
10h45 ngày 30/4/1975, xe tăng mang số hiệu 843 của quân giải phóng thuộc đại đội 4, tiểu đoàn 1, lữ đoàn xe tăng 230 (Quân đoàn 2) dẫn đầu đội hình đã húc nghiêng cổng phụ của dinh Ðộc Lập. Tiếp đó xe tăng mang số hiệu 390 đã húc tung cổng chính tiến thẳng vào dinh.
Tổng thống cuối cùng của Việt Nam Cộng hòa là Dương Văn Minh cùng toàn bộ nội các của chính quyền Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. Dinh Độc Lập là nơi chuyển giao quyền lực của chính quyền Việt Nam Cộng hòa cho chính quyền cách mạng, kết thúc cuộc chiến tranh. Tháng 11/1975, Hội nghị hiệp thương chính trị thống nhất hai miền Nam Bắc cũng diễn ra tại đây.
Theo hồ sơ xếp hạng di tích, dinh Độc Lập là chứng tích lịch sử đặc biệt quan trọng - nơi diễn ra và chứng kiến nhiều sự kiện lịch sử lớn, trực tiếp tác động đến tiến trình lịch sử đất nước. Do vị thế đặc biệt của địa điểm này, di tích đã nhiều lần được đầu tư xây dựng, tôn tạo và trở thành công trình xây dựng hoàn mỹ - sản phẩm của sự kết hợp hài hòa giữa công trình kiến trúc với cảnh quan, môi trường của khu vực xung quanh.
Câu 3: Toà nhà dưới đây được xây dựng từ năm 1898, nay là trụ sở của cơ quan, đơn vị nào?