Chí Phèo là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn Nam Cao (1917-1951), viết hồi tháng 2/1941. Đây là tác phẩm xuất sắc về đề tài nông thôn, thể hiện nghệ thuật viết truyện độc đáo của Nam Cao.
Chí Phèo là đứa con hoang bị bỏ rơi từ lúc mới lọt lòng, được cưu mang, rồi lớn lên trở thành thanh niên đi làm thuê hiền lành, chất phát. Sau đó, Chí bị giam giữ do Bá Kiến ghen tuông, đẩy vào tù. Ra tù, Chí trở thành tay sai cho Bá Kiến, ngang ngược, hung ác. Chí Phèo bị loại ra khỏi đời sống của dân làng Vũ Đại.
Mở đầu tác phẩm, Chí Phèo được nhà văn miêu tả:
Hắn vừa đi vừa chửi. Bao giờ cũng thế, cứ rượu xong là hắn chửi. Bắt đầu chửi trời, có hề gì? Trời có của riêng nhà nào? Rồi hắn chửi đời. Thế cũng chẳng sao: Đời là tất cả nhưng cũng chẳng là ai. Tức mình hắn chửi ngay tất cả làng Vũ Đại. Nhưng cả làng Vũ Đại ai cũng nhủ: "Chắc nó trừ mình ra!". Không ai lên tiếng cả. Tức thật! Ồ thế này thì tức thật! Tức chết đi được mất! Đã thế, hắn phải chửi cha đứa nào không chửi nhau với hắn. Nhưng cũng không ai ra điều. Mẹ kiếp! Thế thì có phí rượu không? Thế thì có khổ hắn không? Không biết đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn cho hắn khổ đến nông nỗi này! A ha! Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo? Mà có trời biết! Hắn không biết, cả làng Vũ Đại cũng không ai biết.
Khác với nhiều truyện ngắn cùng đề tài của tác giả, Chí Phèo có phạm vi hiện thực được phản ánh trải ra trên bề rộng không gian và thời gian. Có thể nói, làng Vũ Đại trong truyện chính là hình ảnh thu nhỏ của xã hội nông thôn Việt Nam đương thời.
Năm 1983, bộ phim Làng Vũ Đại ngày ấy được sản xuất, kịch bản chuyển thể từ ba truyện ngắn của nhà văn Nam Cao gồm Sống mòn, Chí Phèo và Lão Hạc. Bộ phim được xếp vào hàng những tác phẩm kinh điển của nền điện ảnh Việt Nam thế kỷ 20.
Câu 2: Chí Phèo cảm thấy được yêu thương, lần đầu "thèm sống lương thiện" sau việc gì?
a. Chí xô xát với Lý Cường, rạch mặt ăn vạ