Hàng loạt địa danh, thắng cảnh được nhà thơ sử dụng trong những câu thơ tiếp theo:
Những người vợ nhớ chồng còn góp cho Đất Nước những núi Vọng Phu
Cặp vợ chồng yêu nhau góp nên hòn Trống Mái
Gót ngựa của Thánh Gióng đi qua còn trăm ao đầm để lại
Chín mươi chín con voi góp mình dựng Đất tổ Hùng Vương
Những con rồng nằm im góp dòng sông xanh thẳm
Người học trò nghèo giúp cho Đất Nước mình núi Bút, non Nghiên.
Con cóc, con gà quê hương cùng góp cho Hạ Long thành thắng cảnh
Những người dân nào đã góp tên Ông Đốc, Ông Trang, Bà Đen, Bà Điểm
Và ở đâu trên khắp ruộng đồng gò bãi
Chẳng mang một dáng hình, một ao ước, một lối sống ông cha
Ôi Đất Nước sau bốn ngàn năm đi đâu ta cũng thấy
Những cuộc đời đã hoá núi sông ta...
GS Trần Đăng Suyền bình giảng, đất nước trong quan điểm của nhà thơ không phải là điều xa lạ mà gắn bó trong chính máu thịt của mỗi người, trong "anh" và "em". Nguyễn Khoa Điềm đã nói lên được sự gắn bó máu thịt giữa số phận cá nhân với vận mệnh chung của cộng đồng, của đất nước.
Đó là tư tưởng chung của thời đại khi mà dân tộc nổi lên như một vấn đề cơ bản nhất, có tính chất quyết định, chi phối hầu như tất cả vấn đề khác. Trách nhiệm, bổn phận với đất nước chính là trách nhiệm với bản thân.
Ngoài ra, đất nước còn được hình thành từ truyền thống, lịch sử, văn hóa, phong tục hàng nghìn đời của dân tộc. Nhà thơ đã khai thác ý nghĩa của các thành tố Đất và Nước trong mối quan hệ với không gian và thời gian, lịch sử và hiện tại.
Từ những quan điểm về đất nước như vậy, đến phần sau của bài thơ, tác giả tập trung làm bật tư tưởng "Đất nước của nhân dân, chính nhân dân là người sáng tạo ra đất nước". Tư tưởng đó đã dẫn đến cái nhìn mới mẻ, có chiều sâu về địa lý, về những danh lam thắng cảnh trên khắp mọi miền.
Những núi Vọng Phu, những hòn Trống Mái, núi Bút, non Nghiên không còn là cảnh quan thiên nhiên thuần tuý nữa mà được cảm nhận thông qua những cảnh ngộ, số phận của nhân dân, được nhìn nhận như những đóng góp của nhân dân, sự hóa thân của những con người không tên không tuổi.
Câu 4: Nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm quê ở đâu?