Hai câu thơ nằm trong trích đoạn Đất Nước, thuộc chương 5 trường ca Mặt đường khát vọng của nhà thơ Nguyễn Khoa Điềm.
Theo sách giáo khoa Ngữ văn 12 tập một (Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, 2011), Nguyễn Khoa Điềm sinh năm 1943, thuộc thế hệ nhà thơ thời kỳ chống Mỹ cứu nước. Thơ ông hấp dẫn bởi sự kết hợp giữa cảm xúc nồng nàn và suy tư sâu lắng của người tri thức về đất nước, con người Việt Nam.
Trường ca Mặt đường khát vọng được hoàn thành khi nhà thơ đang ở chiến khu Trị - Thiên năm 1971, in lần đầu năm 1974, viết về sự thức tỉnh của tuổi trẻ đô thị vùng tạm chiếm miền Nam về non sông đất nước, về sứ mệnh của thế hệ mình, xuống đường đấu tranh hòa nhịp cùng với cuộc chiến đấu chống Mỹ.
Theo GS Trần Đăng Xuyền trong sách Giảng văn Văn học Việt Nam (Nhà xuất bản Giáo dục, 1998), cũng như nhiều nhà thơ trẻ tiêu biểu thời kỳ chống Mỹ, Nguyễn Khoa Điềm thể hiện suy ngẫm của mình về nhân dân thông qua những trải nghiệm của bản thân.
"Đất nước của nhân dân, đất nước của ca dao thần thoại" là tư tưởng chủ đạo, chi phối cả nội dung và hình thức chương 5 của trường ca Mặt đường khát vọng.
Đoạn trích Đất Nước được giảng dạy trong chương trình Văn học 12 giai đoạn 1990-2006 và Ngữ văn 12 từ 2007 đến nay. Tác phẩm nhiều lần được dùng trong đề thi đại học, đề thi THPT quốc gia, tốt nghiệp THPT những năm gần đây.
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái "ngày xửa ngày xưa..." mẹ thường hay kể
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu|
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn|
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó...
Câu 2: Câu thơ "Đất Nước là nơi em đánh rơi chiếc khăn trong nỗi nhớ thầm" được lấy ý từ bài ca dao nào?