Dmitri Ivanovich Mendeleev năm 1834 tại thị trấn Tobolsk, Siberia, Nga. Ông được biết đến rộng rãi nhờ khám phá về định luật tuần hoàn và sử dụng để xây dựng bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học.
Mendeleev là con út trong gia đình đông con. Năm 1848, khi nhà máy bị phá hủy do hỏa hoạn, gia đình ông chuyển đến St. Peterbourg để các con được tiếp cận giáo dục tốt hơn.
Mendeleev ghi danh vào Viện Sư phạm Main ở St. Peterbourg và tốt nghiệp năm 1855. Năm 20 tuổi, Mendeleev cho thấy tiềm năng khi xuất bản các bài báo nghiên cứu ban đầu. Do mắc bệnh lao, ông thường phải làm việc trên giường. Tốt nghiệp với kết quả hàng đầu khóa, nhưng ông không được lòng nhiều người do tính khí nóng nảy, thiếu kiểm soát.
Khi tốt nghiệp, ông giảng dạy khoa học ở các thành phố của Nga như Simferopol và Odessa, nhưng trường học sau đó bị đóng cửa vì chiến tranh. Ông trở lại St. Peterbourg để hoàn thành bằng thạc sĩ về hóa học. Từ năm 1859 đến 1861, Mendeleev được cử ra nước ngoài nghiên cứu. Việc này đã định hình con đường sự nghiệp của ông như một nhà khoa học.
Mendeleev đã xây dựng định luật tuần hoàn, theo đó các nguyên tố có thể được sắp xếp theo trọng lượng nguyên tử và tổ chức thành nhóm có cùng thuộc tính hóa học, vật lý. Bên cạnh việc tạo ra bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, ông còn biết rằng một số nguyên tố khác tồn tại nhưng chưa được phát hiện.
Mendeleev công bố bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học đầu tiên năm 1869. Nhiều người khác từng nghiên cứu độc lập về tính tuần hoàn của các nguyên tố nhưng chưa hoàn thiện. Mặc dù có những người tiên phong trước đó, Mendeleev vẫn được xem là người công bố bảng tuần hoàn phổ biến đầu tiên.
Vài tháng sau công bố của Mendeleev, nhà hóa học người Đức Julius Lothar Meyer ra mắt bảng tuần hoàn gần y hệt. Tuy cả hai được nhiều người công nhận phát minh ra bảng tuần hoàn, Mendeleev được xem là góp công lớn hơn nhờ dự đoán về tám nguyên tố.
Câu 3: Ai là người phát hiện ra định luật vạn vật hấp dẫn?