5 bệnh ở trẻ em ít dùng kháng sinh
Trẻ không nhất thiết phải dùng kháng sinh nếu viêm đường hô hấp trên, đau mắt, vết thương ngoài da, đau răng, tiêu chảy cấp.
Nói đến các bệnh lý viêm nhiễm ở trẻ em, phụ huynh thường nghĩ ngay đến việc sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, có nhiều trường hợp không cần thiết phải điều trị bằng loại thuốc này. Hạn chế lạm dụng kháng sinh vừa rèn luyện hệ miễn dịch cho trẻ, vừa giúp hạn chế tình trạng kháng thuốc ngày càng phổ biến ở trẻ em.
Trẻ em với hệ miễn dịch non yếu, dễ mắc các bệnh nhiễm trùng. Để tránh lạm dụng kháng sinh cho trẻ, cha mẹ cần biết những trường hợp bệnh không cần thiết phải dùng thuốc.
Viêm đường hô hấp trên
Viêm đường hô hấp trên là nhóm các bệnh: cảm lạnh, viêm mũi họng cấp, viêm họng, viêm xoang, viêm tai giữa… Mặc dù gồm nhiều bệnh đơn lẻ khác nhau, nhưng chúng đều có một số biểu hiện chung: sốt, hắt hơi, sổ mũi, chảy nước mũi, ngạt mũi, tắc mũi, đau rát họng, ho, khàn tiếng, mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi toàn thân…
Bằng các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các chuyên gia nhận thấy nguyên nhân gây ra viêm đường hô hấp trên đa phần là do virus. Ngoài ra còn do vi khuẩn, nấm, bụi, khí độc. Các virus đường hô hấp thường gặp là Rhinovirus, Coronavirus, á cúm, cúm, Adenovirus, virus hợp bào hô hấp. Một số loại vi khuẩn gây bệnh là liên cầu khuẩn tan máu nhóm A, phế cầu, Haemophilus influenzae...
Viêm đường hô hấp trên đa phần tự khỏi, bệnh thường thoái lui sau 5-6 ngày và khỏi hẳn sau 2 tuần, vì vậy không cần thiết phải sử dụng kháng sinh để điều trị. Khi trẻ có dấu hiệu viêm đường hô hấp trên, cha mẹ nên chăm sóc tích cực như bù nước, bổ sung dinh dưỡng, nghỉ ngơi, tăng sức đề kháng cho trẻ. Có thể dùng thêm một số thuốc giảm triệu chứng như thuốc hạ sốt, giảm ho, tiêu đờm… nếu bệnh ảnh hưởng đến giấc ngủ hoặc ăn uống của trẻ.
Ở một số đối tượng mẫn cảm đặc biệt như trẻ em dưới một tuổi, suy giảm miễn dịch, bệnh có thể chuyển sang thể nặng với các triệu chứng tăng dần như thở nhanh, khó thở, suy hô hấp… Trong trường hợp này, trẻ cần tới bệnh viện ngay để khám và điều trị kịp thời. Nếu bội nhiễm vi khuẩn, triệu chứng lâm sàng nặng lên, bệnh nhi cần được khám để xác định loại vi khuẩn gây bệnh và lựa chọn kháng sinh phù hợp.
Đau mắt
Các dấu hiệu viêm, đau và nhiễm trùng mắt có thể gây ra bởi vi khuẩn, virus hoặc nấm. Khi mắt bị viêm nhẹ, cảm giác khó chịu và ngứa mắt có thể điều trị tại chỗ bằng các thuốc chứa thành phần kháng khuẩn nhẹ, không thuộc nhóm kháng sinh như chất Propamidine isetionate, Dipotassium Glycyrrhizinate... Các chất kháng khuẩn này thay vì giết các vi khuẩn, sẽ ức chế chúng phát triển, cho phép miễn dịch của cơ thể phát hiện và sinh kháng thể chống lại.
Tuyệt đối không tự ý dùng các kháng sinh thông thường trước đây để nhỏ mắt như chloramphenicol, gentamycin, tetracyclin, polymycin… để tránh tác dụng phụ nguy hiểm. Dùng không đúng cách các kháng sinh phổ rộng này cũng tiềm ẩn nguy cơ tạo ra vi khuẩn kháng thuốc.
Khi mắt có biểu hiện đau nặng, xuất hiện dấu hiệu viêm kết mạc do vi khuẩn, thì việc dùng thuốc kháng sinh nhỏ mắt là cần thiết. Lúc này cần tuân theo chỉ định của bác sĩ dùng loại kháng sinh nào, thời gian và liều sử dụng bao nhiêu.
Vết thương trên da
Trẻ em hiếu động dễ gặp các vết thương ngoài da. Khi vết thương nhiễm trùng có thể làm xuất hiện mủ tại chỗ. Tuy nhiên, không phải tất cả các tổn thương da đều phải dùng thuốc kháng sinh.
Cách điều trị đơn giản nhất là làm sạch vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn thông thường. Khi vết thương tạo thành khối áp xe thì cần đến khám bác sĩ để chích rạch lấy mủ ra. Chỉ nên dùng thuốc kháng sinh sau khi được bác sĩ chỉ định, thường trong trường hợp vết áp xe tiếp tục mở rộng hoặc viêm tấy lan tỏa quanh vùng da tổn thương.
Đau răng
Theo thống kê của Tạp chí Nha khoa Anh, 74% bệnh nhân đến nha sĩ với lý do đau răng được kê thuốc kháng sinh. Tuy nhiên các chuyên gia cho rằng, các biện pháp điều trị tại chỗ như trám bít lỗ hở tủy răng hoặc hàn răng đủ để giải quyết tình trạng này, mà không cần phải sử dụng kháng sinh.
Theo báo cáo của Tổ chức Y tế Thế giới, tình trạng lạm dụng kháng sinh đang tạo ra những siêu vi khuẩn kháng thuốc. Đây là thách thức lớn cho thế hệ tương lai, khi phải đương đầu với các bệnh nhiễm khuẩn thông thường, con người thậm chí có thể tử vong vì một vết đứt tay.
Tiêu chảy cấp
Tiêu chảy cấp ở trẻ em thường do virus, nhất là nhóm Rotavirus. Bù nước và điện giải sớm là bước điều trị quan trọng nhất. Thuốc kháng sinh không có tác dụng trong trường hợp nguyên nhân tiêu chảy gây ra bởi virus. Trẻ tiêu chảy cấp do virus mà lạm dụng kháng sinh sẽ gây loạn khuẩn đường ruột, tiêu chảy kéo dài và tăng tình trạng kháng thuốc.
Các trường hợp tiêu chảy nhiễm khuẩn như tả, lỵ, thương hàn… thì bắt buộc phải sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, cha mẹ không được tự ý mua thuốc uống mà cần có đơn của bác sĩ. Tùy thuộc vào dấu hiệu lâm sàng, bác sĩ sẽ xác định tìm nguyên nhân gây bệnh để chỉ định kháng sinh phù hợp.
Các bệnh lý trên không nghiêm trọng nhưng lại khá phổ biến ở trẻ em, đặc biệt là trẻ nhỏ có sức đề kháng non yếu. Cha mẹ nên hạn chế dùng kháng sinh; chăm sóc tích cực để trẻ nhanh chóng hồi phục sức khỏe, không gặp biến chứng bệnh nặng hoặc bội nhiễm thêm các loại vi khuẩn nguy hiểm.
Khi trẻ bệnh, ngoài dinh dưỡng và nghỉ ngơi hợp lý, bổ sung các chất tăng cường miễn dịch cho trẻ khá quan trọng. Khi bị nhiễm khuẩn, nếu không sử dụng kháng sinh, vũ khí chiến đấu của cơ thể chính là hệ miễn dịch. Hệ miễn dịch khỏe có thể tiêu diệt mầm bệnh từ khi bệnh mới khởi phát, ngăn không cho các tác nhân này xâm nhập sâu hơn vào trong cơ thể. Sau đó hệ miễn dịch phát triển và tạo ra rào chắn “vô hình” bảo vệ cơ thể trước những lần tấn công tiếp theo.
Một trong những chất bổ sung tăng cường miễn dịch được nghiên cứu khoa học tại châu Âu là beta-(1.3/1.6)-D-glucan thuộc nhóm betaglucan. Chất tăng cường miễn dịch trực tiếp này khi vào đường ruột sẽ hoạt động như một kháng nguyên khởi phát các đáp ứng miễn dịch tại ruột, gia tăng số lượng tế bào miễn dịch, tăng cường hoạt động của kháng thể miễn dịch. Sau đó, chuỗi phản ứng miễn dịch và ghi nhớ miễn dịch được hoạt hóa trong hệ tuần hoàn và hệ bạch huyết, giúp chống lại tác nhân gây bệnh mạnh hơn.
Phó giáo sư Nguyễn Thị Diệu Thúy
Trưởng bộ môn nhi, Đại học Y Hà Nội
Imunoglukan chứa beta (1.3/1.6)-D-Glucan hàm lượng cao chiết xuất từ nấm sò, dạng siro, được bào chế và sản xuất trên công nghệ hiện đại châu Âu, giúp tăng cường miễn dịch, tăng khả năng phòng bệnh cho trẻ em. Imunoglukan cũng giúp trẻ giảm tỷ lệ bệnh nhiễm trùng đường hô hấp, hạn chế việc phải sử dụng kháng sinh. Sản phẩm được chứng minh lâm sàng và có mặt tại hơn 30 quốc gia. Thông tin tại website hoặc facebook. Dược sĩ tư vấn 094 240 8866.
Sản phẩm của Công ty Cổ phần Tập đoàn Dược phẩm và Thương mại Sohaco (số 5 Láng Hạ, Thành Công, quận Ba Đình, Hà Nội). Giấy phép quảng cáo số 12187/ATTP-XNCB do Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế cấp. Sản phẩm không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.