Trong 8 tập đoàn, tổ chức kinh tế lớn của Việt Nam sang Lào lần này có Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), Vinashin, Dầu khí (PVN), Dệt may Việt Nam (Vinatex), Khoáng sản luyện kim (Mirex)...
Hai dự án thăm dò dầu khí tại tỉnh Champasak và Salavan; cùng xây dựng thủy điện tại LuangPhrabang với tổng mức đầu tư 1,7 tỷ USD, đã được Tập đoàn Dầu khí Việt Nam ký biên bản ghi nhớ hợp tác với Ủy ban kế hoạch và đầu tư Lào, nhân dịp này. Phía Việt Nam đầu tư theo hình thức BOT.
![]() |
Đoàn doanh nghiệp Việt Nam làm việc với Chính phủ Lào tại Vientian ngày 13/10. Ảnh: Đ.N. |
Những năm qua, nền kinh tế Việt Nam có tốc độ phát triển khá nhanh so với các nước trong khu vực Đông Nam Á. Doanh nghiệp Việt đang dần mở rộng lĩnh vực cũng như phạm vi hoạt động kinh doanh của mình ra nước ngoài. Trong đó, Lào là thị trường giàu tiềm năng đang được doanh nghiệp đang lập rất nhiều dự án đầu tư.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Chính phủ 2 nước, thực tế tình hình đầu tư của các doanh nghiệp Việt Nam tại Lào trong những năm qua chưa thực sự đạt được hiệu quả cao. Một số dự án đang triển khai chưa có tính tổ chức, dẫn đến khó có khả năng kiểm soát. Áp lực cạnh tranh với các doanh nghiệp nước ngoài khác đang quan tâm đến thị trường Lào cũng ngày càng tăng.
Mới đây Chính phủ đã giao cho BIDV làm đầu mối thành lập Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam ở Lào và Campuchia. Dự kiến Hiệp hội các nhà đầu tư Việt Nam tại Lào sẽ thành lập và chính thức ra mắt nhân Quốc khánh Lào, 2/12.
Phan Anh