Tôi năm nay gần 40 tuổi. Ngay từ khi mới ở tuổi 15, tôi đã bắt đầu vừa đi học vừa đi làm để lo cho gia đình. Thế nhưng, sau hơn 25 năm đèo bòng cả nhà, kết quả là tôi lại tạo ra những con người vô ơn. Nhưng người trong gia đình chưa bao giờ ghi nhận những công sức mà tôi bỏ ra. Thay vào đó, họ coi đấy như trách nhiệm mà tôi phải làm.
Ban đầu, tôi đặt giới hạn chỉ lo cho gia đình tới khi các em học xong đại học, lo xong nhà cửa, xe cộ cho mẹ là thôi. Tôi hy vọng tới năm 40 tuổi, mình sẽ chỉ làm những điều mà tuổi trẻ từng khao khát nhưng vì phải hy sinh cho gia đình nên đã đành nén lại như: học ngoại ngữ, sắm vài bộ đồ đẹp, làm ít lại, trau dồi kiến thức... Và đặc biệt là tôi muốn dành toàn bộ tâm sức của mình cho con.
Nhưng ngay khi vừa dứt bỏ trách nhiệm, tôi lập tức nhận được những lời khó nghe từ mẹ và anh chị em của mình. Những con người ruột thịt sau khi không còn nhận được chu cấp từ tôi đã bắt đầu đi nói xấu, bêu rếu, hạ nhục và chửi bới thẳng vảo mặt tôi. Sự nuông chiều của tôi suốt bấy lâu đã tạo nên những kẻ vô ơn.
>> Nỗi lo mất việc vì chăm sóc cha mẹ già
Có câu "Cha mẹ nuôi con biển trời lai láng" nhưng nó chỉ dành cho những người làm cha làm mẹ tốt. Nhưng trên đời này không thiếu gì những người thích kể lể công ơn để đòi con cái phải báo hiếu vô tận (thực tế làm gì họ cũng không vừa lòng). Như tôi mười mấy tuổi đã bị bắt nghỉ học để kiếm tiền báo hiếu, nhưng báo đến 40 tuổi rồi họ vẫn thấy chưa trả đủ.
Nhưng sau tất cả những sóng gió trong cuộc đời, tôi đã học được cách chịu đựng. Tôi sẵn sàng chấp nhận hết những lời chửi bới của người nhà và vẫn kiên định thực hiện những điều mình ấp ủ bấy lâu. Họ chửi quá thì tôi tránh mặt, không gặp nữa, chặn liên lạc. Khi họ lên mạng xã hội than vãn thì tôi sẽ chủ động huỷ kết bạn, chặn theo dõi.
Tóm lại, tôi cứ mặc kệ, tập trung làm điều khiến mình thấy hạnh phúc, thay vì trông chờ người khác mang hạnh phúc đến cho mình. Tôi xem những điều mình làm cho gia đình trước giờ là vì bản thân muốn thế, và tôi thấy dễ chịu vì những điều mình đã làm được, không chút tiếc nuối. Còn giờ, tôi có quyền tiếp tục hoặc dừng lại. Tôi không kỳ vọng nhận lại những điều mà người khác không hề có để cho mình.
- Nỗi vất vả gồng gánh cha mẹ già vì tôi là con một
- Gần 40 năm bỏ quên ba mẹ trong những chuyến du lịch tuổi trẻ
- Sống trong nỗi ám ảnh phải phục tùng cha mẹ
- Kết cục sau 5 năm về quê làm tròn chữ hiếu
- Chữ 'hiếu' ngăn tôi đưa cha mẹ già vào viện dưỡng lão
- Tôi như cuốn sổ tiết kiệm của cha mẹ già