6 bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng, doanh nhân có tiếng ở TP Hải Phòng, Tổng thư ký Hội Cổ vật Hải Phòng. Đó là hai chiếc đĩa gốm men ngọc thời Lý, thế kỷ 11-12; đĩa gốm men lam tím thời Lê sơ, thế kỷ 15; lư hương gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15; hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, thế kỷ 16-17.
Những hiện vật trên nằm trong số 27 bảo vật quốc gia được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận ngày 30/1.
6 bảo vật quốc gia nằm trong bộ sưu tập An Biên của ông Trần Đình Thăng, doanh nhân có tiếng ở TP Hải Phòng, Tổng thư ký Hội Cổ vật Hải Phòng. Đó là hai chiếc đĩa gốm men ngọc thời Lý, thế kỷ 11-12; đĩa gốm men lam tím thời Lê sơ, thế kỷ 15; lư hương gốm hoa lam thời Lê sơ, thế kỷ 15; hai đài đồng đốt trầm, nắp tượng nghê, thế kỷ 16-17.
Những hiện vật trên nằm trong số 27 bảo vật quốc gia được Phó thủ tướng Trần Hồng Hà ký quyết định công nhận ngày 30/1.
Đài đốt trầm bằng đồng có từ thế kỷ 16, cao 44,5 cm, nặng 3,25 kg, thường đặt trên hương án trong nội điện. Đài có bệ hình đài sen lục giác, chia nhiều cấp, thắt giữa, chân xòe. Hoa văn trên đài được đúc, trổ tỉ mỉ.
Nắp đài tọa hình con nghê ngồi chầu. Nghê đúc theo lối tượng tròn nguyên khối, rỗng thân, thân chắc khỏe, ngực ưỡn, đeo lục lạc, vòng dải, biểu hiện sự sang quý. Nghê có đầu lân, trán dô, mắt lồi, miệng rộng hơi mở, lưỡi cong, nanh chìa như doa đuổi tà ma, tai to hơi cụp. Mép có ria hình lá ba chạc hay mây lửa, râu xoắn.
Khi đốt trầm, khói theo thân nghê tỏa ra từ miệng, mũi, tạo sự linh thiêng.
Đài đốt trầm bằng đồng có từ thế kỷ 16, cao 44,5 cm, nặng 3,25 kg, thường đặt trên hương án trong nội điện. Đài có bệ hình đài sen lục giác, chia nhiều cấp, thắt giữa, chân xòe. Hoa văn trên đài được đúc, trổ tỉ mỉ.
Nắp đài tọa hình con nghê ngồi chầu. Nghê đúc theo lối tượng tròn nguyên khối, rỗng thân, thân chắc khỏe, ngực ưỡn, đeo lục lạc, vòng dải, biểu hiện sự sang quý. Nghê có đầu lân, trán dô, mắt lồi, miệng rộng hơi mở, lưỡi cong, nanh chìa như doa đuổi tà ma, tai to hơi cụp. Mép có ria hình lá ba chạc hay mây lửa, râu xoắn.
Khi đốt trầm, khói theo thân nghê tỏa ra từ miệng, mũi, tạo sự linh thiêng.
Lư hương gốm hoa lam có từ thế kỷ 15, cao 42,5 cm, đường kính miệng 31,5 cm. Phần trên lư hương trang trí hoa lan, cánh sen, rồng mây, sóng nước và đắp nổi hai mặt hổ phù ngậm vòng. Phần dưới có hai gờ nổi tô nâu, băng sen, văn mây hình khánh.
Lư hương gốm hoa lam có từ thế kỷ 15, cao 42,5 cm, đường kính miệng 31,5 cm. Phần trên lư hương trang trí hoa lan, cánh sen, rồng mây, sóng nước và đắp nổi hai mặt hổ phù ngậm vòng. Phần dưới có hai gờ nổi tô nâu, băng sen, văn mây hình khánh.
Đĩa men lam tím có từ thế kỷ 15, cao 6,8 cm, đường kính miệng 36,3 cm, họa tiết vẽ bằng vàng. Giữa lòng đĩa có hoa văn hình sư tử, được bao quanh bằng hai đường chỉ. Quanh hình sư tử là mây, bên ngoài được bổ ô hình khánh. Xen giữa các ô hình khánh là sóng nước, theo lớp lang giống như vảy cá. Trong những ô hình khánh là những khóm địa lan. Tiếp đến là băng hoa văn cánh sen dẹo, họa tiết chỉ xuất hiện ở thời Lê sơ.
Thành phía trong đĩa là băng hoa văn dây lá hoa mai, nét về mảnh. Thành ngoài đĩa là màu tím trong, điển hình của thời Lê sơ. Theo hồ sơ, bảo vật này được sản xuất ở Thăng Long.
Đĩa men lam tím có từ thế kỷ 15, cao 6,8 cm, đường kính miệng 36,3 cm, họa tiết vẽ bằng vàng. Giữa lòng đĩa có hoa văn hình sư tử, được bao quanh bằng hai đường chỉ. Quanh hình sư tử là mây, bên ngoài được bổ ô hình khánh. Xen giữa các ô hình khánh là sóng nước, theo lớp lang giống như vảy cá. Trong những ô hình khánh là những khóm địa lan. Tiếp đến là băng hoa văn cánh sen dẹo, họa tiết chỉ xuất hiện ở thời Lê sơ.
Thành phía trong đĩa là băng hoa văn dây lá hoa mai, nét về mảnh. Thành ngoài đĩa là màu tím trong, điển hình của thời Lê sơ. Theo hồ sơ, bảo vật này được sản xuất ở Thăng Long.
Đĩa gốm men ngọc có từ thời nhà lý. Hai bảo vật này còn nguyên lành với kích thước lệch nhau đôi chút. Hoa văn trang trí trong lòng hai đĩa đều là hoa mẫu đơn và ba em bé trong thế giới cực lạc.
Căn cứ vào hoa văn, kiểu dáng, chất liệu của hai bảo vật giống nhau khiến các nhà khoa học nhận định đây là sản phẩm được đặt một đôi và sản xuất ở lò chuyên phục vụ hoàng gia, cung đình.
Đĩa gốm men ngọc có từ thời nhà lý. Hai bảo vật này còn nguyên lành với kích thước lệch nhau đôi chút. Hoa văn trang trí trong lòng hai đĩa đều là hoa mẫu đơn và ba em bé trong thế giới cực lạc.
Căn cứ vào hoa văn, kiểu dáng, chất liệu của hai bảo vật giống nhau khiến các nhà khoa học nhận định đây là sản phẩm được đặt một đôi và sản xuất ở lò chuyên phục vụ hoàng gia, cung đình.
Ngoài 6 bảo vật trên, ông Trần Đình Thăng còn sở hữu 9 hiện vật gốm men trắng được công nhận bảo vật quốc gia ngày 21/12/2021.
9 hiện vật có từ triều Lý gồm bốn ấm, hai liễn và ba đĩa được đánh giá là đạt đỉnh cao nghệ thuật chế tác.
Ngoài 6 bảo vật trên, ông Trần Đình Thăng còn sở hữu 9 hiện vật gốm men trắng được công nhận bảo vật quốc gia ngày 21/12/2021.
9 hiện vật có từ triều Lý gồm bốn ấm, hai liễn và ba đĩa được đánh giá là đạt đỉnh cao nghệ thuật chế tác.
Ấm dáng quả dưa cao 14 cm, có nắp, vòi cong, quai hình dấu hỏi, thân bổ múi dọc không trang trí. Theo văn hóa dân gian, quả dưa biểu trưng cho sự dư thừa, sung túc.
Ấm dáng quả dưa cao 14 cm, có nắp, vòi cong, quai hình dấu hỏi, thân bổ múi dọc không trang trí. Theo văn hóa dân gian, quả dưa biểu trưng cho sự dư thừa, sung túc.
Chiếc ấm men trắng ánh trăng cao 18 cm, đường kính miệng 6 cm, dáng con quay, vai phình, đáy thóp, chân đế tiện vành. Băng cánh sen kép cánh to xen cánh nhỏ đắp tỉa đều đặn, tỉ mỉ trên vai và nắp. Vòi ấm hình đầu rồng biểu thị vương quyền, quai ấm chỉ có tính trang trí được tạo hình chim vẹt.
Chiếc ấm men trắng ánh trăng cao 18 cm, đường kính miệng 6 cm, dáng con quay, vai phình, đáy thóp, chân đế tiện vành. Băng cánh sen kép cánh to xen cánh nhỏ đắp tỉa đều đặn, tỉ mỉ trên vai và nắp. Vòi ấm hình đầu rồng biểu thị vương quyền, quai ấm chỉ có tính trang trí được tạo hình chim vẹt.
Ấm dáng quả dưa (phía trước) cao 21 cm, có nắp, vòi thẳng, quai hình dấu hỏi, chia ô dọc theo thân, trong ô khắc chìm văn dây hoa lá. Điều đặc biệt của ấm là ô có hình em bé thế giới cực lạc, mô típ trang trí rất hiếm gặp trên ấm.
Ấm phía sau cao 20 cm, đường kính miệng 6 cm, men trắng ánh trăng, dáng con quay, vai phình, đáy thóp, chân đế tiện vành. Vòi ấm hình đầu rồng biểu thị vương quyền, quai ấm chỉ có tính trang trí.
Khi sử dụng, người dùng không thể tùy tiện cầm, xách mà phải dùng hai tay bê nâng tạo cảm giác đồ uống từ ấm rót ra sẽ thanh tịnh, tôn nghiêm. Toàn ấm có lớp men trắng sáng thoát tục, cao sang cho thấy ấm chỉ dùng trong nghi lễ, không sử dụng sinh hoạt.
Ấm dáng quả dưa (phía trước) cao 21 cm, có nắp, vòi thẳng, quai hình dấu hỏi, chia ô dọc theo thân, trong ô khắc chìm văn dây hoa lá. Điều đặc biệt của ấm là ô có hình em bé thế giới cực lạc, mô típ trang trí rất hiếm gặp trên ấm.
Ấm phía sau cao 20 cm, đường kính miệng 6 cm, men trắng ánh trăng, dáng con quay, vai phình, đáy thóp, chân đế tiện vành. Vòi ấm hình đầu rồng biểu thị vương quyền, quai ấm chỉ có tính trang trí.
Khi sử dụng, người dùng không thể tùy tiện cầm, xách mà phải dùng hai tay bê nâng tạo cảm giác đồ uống từ ấm rót ra sẽ thanh tịnh, tôn nghiêm. Toàn ấm có lớp men trắng sáng thoát tục, cao sang cho thấy ấm chỉ dùng trong nghi lễ, không sử dụng sinh hoạt.
Hai liễn có kích thước chênh nhau không nhiều. Liễn có nắp, dáng hình trụ, băng cánh sen kép dày, đầu cánh được tỉa cong nhọn đắp đều đặn trên vai. Dưới lớp cánh sen ở vai có quai vấu, cùng hàng và giữa các quai vấu là hai ô tròn chìm trong nổi chấm hạt hình hoa.
Núm cầm trên nắp tạo hình búp sen dẹt, hai băng cánh sen được bố cục chồng khít thành một chỉnh thể. Thân liễn để trơn không trang trí, có những đường rãnh thẳng chia thân. Liễn được cho là đồ đựng nước thờ trong Quốc tự hoặc Hoàng cung.
Hai liễn có kích thước chênh nhau không nhiều. Liễn có nắp, dáng hình trụ, băng cánh sen kép dày, đầu cánh được tỉa cong nhọn đắp đều đặn trên vai. Dưới lớp cánh sen ở vai có quai vấu, cùng hàng và giữa các quai vấu là hai ô tròn chìm trong nổi chấm hạt hình hoa.
Núm cầm trên nắp tạo hình búp sen dẹt, hai băng cánh sen được bố cục chồng khít thành một chỉnh thể. Thân liễn để trơn không trang trí, có những đường rãnh thẳng chia thân. Liễn được cho là đồ đựng nước thờ trong Quốc tự hoặc Hoàng cung.
Đĩa gốm có xương mỏng như vỏ trứng, thấu quang, thành cong, lòng nông, họa tiết hoa lá (sen, cúc). Men đĩa trắng sáng, dùng trong cúng lễ là chính.
Đĩa gốm có xương mỏng như vỏ trứng, thấu quang, thành cong, lòng nông, họa tiết hoa lá (sen, cúc). Men đĩa trắng sáng, dùng trong cúng lễ là chính.
Ông Trần Đình Thăng (giữa) tại triển lãm về bộ sưu tập cổ vật An Biên tháng 1/2021 ở Hải Phòng. Ảnh: Hồng Nhung
Theo các nhà nghiên cứu, những bảo vật ông Thăng đang sở hữu là hiện vật gốc, độc bản. Chúng được bảo quản hoàn hảo, chưa từng gặp phiên bản thứ hai ở bất cứ bảo tàng hay bộ sưu tập cá nhân nào ở Việt Nam.
Trong tổng số 265 bảo vật quốc gia đã được công nhận thì trống đồng Kính Hoa (thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Kính ở quận Ba Đình, TP Hà Nội) và 15 hiện vật trong bộ sưu tập An Biên thuộc sở hữu tư nhân.
Theo Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009), bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho. Bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế ở trong nước.
Ông Trần Đình Thăng (giữa) tại triển lãm về bộ sưu tập cổ vật An Biên tháng 1/2021 ở Hải Phòng. Ảnh: Hồng Nhung
Theo các nhà nghiên cứu, những bảo vật ông Thăng đang sở hữu là hiện vật gốc, độc bản. Chúng được bảo quản hoàn hảo, chưa từng gặp phiên bản thứ hai ở bất cứ bảo tàng hay bộ sưu tập cá nhân nào ở Việt Nam.
Trong tổng số 265 bảo vật quốc gia đã được công nhận thì trống đồng Kính Hoa (thuộc sở hữu của ông Nguyễn Văn Kính ở quận Ba Đình, TP Hà Nội) và 15 hiện vật trong bộ sưu tập An Biên thuộc sở hữu tư nhân.
Theo Điều 43 Luật Di sản văn hóa 2001 (sửa đổi 2009), bảo vật quốc gia thuộc sở hữu nhà nước, sở hữu của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội phải được quản lý trong các bảo tàng và không được mua bán, tặng cho. Bảo vật quốc gia thuộc các hình thức sở hữu khác chỉ được mua bán, trao đổi, tặng cho và thừa kế ở trong nước.
Lê Tân