Tổ 89 phường Hòa Xuân nằm cạnh sông Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía nam. Năm 2009, khu dân cư từ cầu Cẩm Lệ đến cầu Nguyễn Tri Phương được quy hoạch để làm khu dự trữ đất ven sông - khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ. Đến năm 2010, các hộ dân được kiểm đếm nhà cửa, kiến trúc, áp giá đền bù. Người dân muốn tái định cư tại chỗ nhưng không được chấp thuận, sau đó quy hoạch "treo" đến nay.
Tổ 89 phường Hòa Xuân nằm cạnh sông Cẩm Lệ, cách trung tâm thành phố khoảng 10 km về phía nam. Năm 2009, khu dân cư từ cầu Cẩm Lệ đến cầu Nguyễn Tri Phương được quy hoạch để làm khu dự trữ đất ven sông - khu dân cư nam cầu Cẩm Lệ. Đến năm 2010, các hộ dân được kiểm đếm nhà cửa, kiến trúc, áp giá đền bù. Người dân muốn tái định cư tại chỗ nhưng không được chấp thuận, sau đó quy hoạch "treo" đến nay.
Đường vào tổ 89 với phần cốt nền thấp hơn 2 m so với khu đô thị dọc đường Đinh Gia Trinh. Từ đầu năm đến nay, khu dân cư này đã hai lần bị ngập cục bộ khi mưa lớn.
Đường vào tổ 89 với phần cốt nền thấp hơn 2 m so với khu đô thị dọc đường Đinh Gia Trinh. Từ đầu năm đến nay, khu dân cư này đã hai lần bị ngập cục bộ khi mưa lớn.
Đây là khu dân cư cũ còn sót lại trong quá trình đô thị hóa ở phường Hòa Xuân, nơi được xem là duy nhất trên cả nước không còn kiệt, hẻm. Ông Nguyễn Phan Vinh, 77 tuổi, Tổ trưởng Tổ dân phố 89, cho biết khu vực có 85 hộ dân sinh sống, hơn chục năm nay không được xây nhà mới, tách thửa đất, dù nhiều người đã lập gia đình cần ra ở riêng. Đường sá, nhà cửa xuống cấp.
Đây là khu dân cư cũ còn sót lại trong quá trình đô thị hóa ở phường Hòa Xuân, nơi được xem là duy nhất trên cả nước không còn kiệt, hẻm. Ông Nguyễn Phan Vinh, 77 tuổi, Tổ trưởng Tổ dân phố 89, cho biết khu vực có 85 hộ dân sinh sống, hơn chục năm nay không được xây nhà mới, tách thửa đất, dù nhiều người đã lập gia đình cần ra ở riêng. Đường sá, nhà cửa xuống cấp.
Nhà dân ở tổ 89 không có tên đường, tên ngõ. Nhiều nhà bỏ hoang hoặc thành nơi đổ xà bần.
Một trong nhiều căn nhà bỏ hoang trở thành nơi chứa tạm đồ đạc vì nhiều gia đình trẻ đã chọn đi nơi khác thuê hoặc mua nhà, không muốn sống cảnh quy hoạch treo.
Một trong nhiều căn nhà bỏ hoang trở thành nơi chứa tạm đồ đạc vì nhiều gia đình trẻ đã chọn đi nơi khác thuê hoặc mua nhà, không muốn sống cảnh quy hoạch treo.
Căn nhà của anh Nguyễn Hiền, con trai ông Vinh, bỏ hoang nhiều năm qua, mái tôn dột không sửa chữa. "Sửa thì tốn cả trăm triệu đồng, mà còn phải lên phường xin giấy phép, trong khi cứ mưa là ngập, ô nhiễm vì nước thải, nên con tôi đã chuyển đi nơi khác", ông Vinh nói.
Theo ông, khu dân cư này không vướng dự án cụ thể nào nhưng người dân vẫn phải "sống treo" chờ quy hoạch.
Căn nhà của anh Nguyễn Hiền, con trai ông Vinh, bỏ hoang nhiều năm qua, mái tôn dột không sửa chữa. "Sửa thì tốn cả trăm triệu đồng, mà còn phải lên phường xin giấy phép, trong khi cứ mưa là ngập, ô nhiễm vì nước thải, nên con tôi đã chuyển đi nơi khác", ông Vinh nói.
Theo ông, khu dân cư này không vướng dự án cụ thể nào nhưng người dân vẫn phải "sống treo" chờ quy hoạch.
Ông Nguyễn Niên, 71 tuổi, đứng trước căn nhà hai tầng xuống cấp, chất đủ mọi vật dụng. Tương tự nhiều hộ dân khác trong khu vực, mỗi khi trời mưa, nhiều vị trí trong nhà ông bị dột, phải dùng bạt che tạm. Hết mưa thì nhà bị ẩm mốc. Do chờ giải tỏa, nhà bố trí tạm bợ, phòng khách ngoài gian thờ là nơi trải nệm ngủ.
Ông Nguyễn Niên, 71 tuổi, đứng trước căn nhà hai tầng xuống cấp, chất đủ mọi vật dụng. Tương tự nhiều hộ dân khác trong khu vực, mỗi khi trời mưa, nhiều vị trí trong nhà ông bị dột, phải dùng bạt che tạm. Hết mưa thì nhà bị ẩm mốc. Do chờ giải tỏa, nhà bố trí tạm bợ, phòng khách ngoài gian thờ là nơi trải nệm ngủ.
Bà Phan Thị Chinh, 69 tuổi (bìa phải), nói do nhà xuống cấp nên mưa phải lo canh nước chảy vào, bão thì phường sơ tán đến nơi ở tạm. Gió bay mái tôn thì lợp lại ở tiếp chứ không sửa chữa. "Tôi mở quán tạp hóa nhưng vắng khách. Người dân muốn mua gì thì thường chạy xe máy lên khu đô thị mới để mua, buôn bán không ăn thua. Cứ nghe nói chờ quy hoạch mà không biết đến khi nào", bà nói.
Bà Phan Thị Chinh, 69 tuổi (bìa phải), nói do nhà xuống cấp nên mưa phải lo canh nước chảy vào, bão thì phường sơ tán đến nơi ở tạm. Gió bay mái tôn thì lợp lại ở tiếp chứ không sửa chữa. "Tôi mở quán tạp hóa nhưng vắng khách. Người dân muốn mua gì thì thường chạy xe máy lên khu đô thị mới để mua, buôn bán không ăn thua. Cứ nghe nói chờ quy hoạch mà không biết đến khi nào", bà nói.
Đường trong tổ 89 không được đầu tư, sửa chữa, trẻ em thiếu sân chơi. Những đứa trẻ ở đây đi học hay muốn đi chơi phải lên khu đô thị gần đó.
Đường trong tổ 89 không được đầu tư, sửa chữa, trẻ em thiếu sân chơi. Những đứa trẻ ở đây đi học hay muốn đi chơi phải lên khu đô thị gần đó.
Cột báo lũ xiêu vẹo, trong khi mặt bằng hai bên đường bị một số hộ dân biến thành nơi tập kết phế thải, gây ô nhiễm môi trường.
Cột báo lũ xiêu vẹo, trong khi mặt bằng hai bên đường bị một số hộ dân biến thành nơi tập kết phế thải, gây ô nhiễm môi trường.
Người dân chỉ có thể tận dụng những khu đất nông nghiệp trước đây để trồng cây ngắn ngày. Những mảnh đất này mùa mưa thì ngập úng, mùa nắng không có nước tưới tiêu.
Người dân chỉ có thể tận dụng những khu đất nông nghiệp trước đây để trồng cây ngắn ngày. Những mảnh đất này mùa mưa thì ngập úng, mùa nắng không có nước tưới tiêu.
Một góc khu dân cư tổ 89 Hòa Xuân khác biệt với các khu đô thị xung quanh. Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng giữa tháng 7, nhiều đại biểu đã chất vấn về quy hoạch treo tại tổ 89.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, cho biết quận đang chờ thành phố làm Quy hoạch phân khu, trong đó có tính đến tái định cư tại chỗ cho dân. Sau khi Quy hoạch phân khu được phê duyệt, khu dân cư 89 mới được giải tỏa. Chi phí giải tỏa, đền bù dự kiến 375 tỷ đồng.
Một góc khu dân cư tổ 89 Hòa Xuân khác biệt với các khu đô thị xung quanh. Tại kỳ họp HĐND TP Đà Nẵng giữa tháng 7, nhiều đại biểu đã chất vấn về quy hoạch treo tại tổ 89.
Ông Nguyễn Quang Vinh, Chủ tịch UBND quận Cẩm Lệ, cho biết quận đang chờ thành phố làm Quy hoạch phân khu, trong đó có tính đến tái định cư tại chỗ cho dân. Sau khi Quy hoạch phân khu được phê duyệt, khu dân cư 89 mới được giải tỏa. Chi phí giải tỏa, đền bù dự kiến 375 tỷ đồng.
Vị trí khu dân cư tổ 89 ven sông, địa giới giáp các đường Phạm Hùng, Đinh Gia Trinh và cầu Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Google Maps
Vị trí khu dân cư tổ 89 ven sông, địa giới giáp các đường Phạm Hùng, Đinh Gia Trinh và cầu Nguyễn Tri Phương. Ảnh: Google Maps
Nguyễn Đông