Muhammad Ali đánh bại Ernie Terrell, tại Nhà thi đấu Astrodome, Houston, Texas, Mỹ, vào ngày 6/2/1967.
Ali bước vào trận so găng đó với thành tích toàn thắng 27 trận, còn đối thủ có thành tích 39 thắng và 4 thua. Đây được coi là màn trả thù đúng nghĩa nhất của Ali. Bởi Terrell đã luôn từ chối gọi Ali bằng tên ông đã cải sang đạo Hồi, thay vào đó vẫn khiêu khích gọi ông là Cassius Clay. Ali đã dồn ép Terrell dựa lưng vào dây đai võ đài từ suốt hiệp thứ tám của cuộc đấu 15 hiệp theo thể thức cũ.
Muhammad Ali đánh bại Ernie Terrell, tại Nhà thi đấu Astrodome, Houston, Texas, Mỹ, vào ngày 6/2/1967.
Ali bước vào trận so găng đó với thành tích toàn thắng 27 trận, còn đối thủ có thành tích 39 thắng và 4 thua. Đây được coi là màn trả thù đúng nghĩa nhất của Ali. Bởi Terrell đã luôn từ chối gọi Ali bằng tên ông đã cải sang đạo Hồi, thay vào đó vẫn khiêu khích gọi ông là Cassius Clay. Ali đã dồn ép Terrell dựa lưng vào dây đai võ đài từ suốt hiệp thứ tám của cuộc đấu 15 hiệp theo thể thức cũ.
Muhammad Ali đánh bại Leon Spinks, tại New Orleans, Mỹ, ngày 15/9/1978.
Ali trước trận này có thành tích 55 thắng và 3 thua, còn đối thủ thắng 7 và hòa 1.
Ali giành lại đai vô địch thế giới lần thứ ba trong sự nghiệp, sau khi để mất đai vào chính tay Spinks ở cuộc so găng lần thứ nhất giữa họ trước đó bảy tháng. Lần này Ali thắng điểm với sự nhất trí của các trọng tài sau 15 hiệp.
Muhammad Ali đánh bại Leon Spinks, tại New Orleans, Mỹ, ngày 15/9/1978.
Ali trước trận này có thành tích 55 thắng và 3 thua, còn đối thủ thắng 7 và hòa 1.
Ali giành lại đai vô địch thế giới lần thứ ba trong sự nghiệp, sau khi để mất đai vào chính tay Spinks ở cuộc so găng lần thứ nhất giữa họ trước đó bảy tháng. Lần này Ali thắng điểm với sự nhất trí của các trọng tài sau 15 hiệp.
Muhammad Ali đánh bại Joe Frazier, tại Madison Square Garden, Mỹ, 28/1/1974.
Đây là trận so găng thứ hai giữa họ. Trước đó, Ali có thành tích 43-2, còn của đối thủ là 30-1. Trận này, Ali thắng điểm sau 12 hiệp.
Muhammad Ali đánh bại Joe Frazier, tại Madison Square Garden, Mỹ, 28/1/1974.
Đây là trận so găng thứ hai giữa họ. Trước đó, Ali có thành tích 43-2, còn của đối thủ là 30-1. Trận này, Ali thắng điểm sau 12 hiệp.
Muhammad Ali đánh bại Earnie Shavers, ngày 29/9/1977.
Ali bước vào trận đấu này khi đã ở đoạn cuối của sự nghiệp, với thành tích 54 thắng và thua 2. Shavers, với sức trẻ và thành tích thắng 35 thua 2, đã có cú đấm mạnh làm đau Ali ở hiệp hai. Nhưng Ali sau đó đã dốc hết sức để thắng điểm, khi áp đảo Shavers ở những hiệp cuối.
Muhammad Ali đánh bại Earnie Shavers, ngày 29/9/1977.
Ali bước vào trận đấu này khi đã ở đoạn cuối của sự nghiệp, với thành tích 54 thắng và thua 2. Shavers, với sức trẻ và thành tích thắng 35 thua 2, đã có cú đấm mạnh làm đau Ali ở hiệp hai. Nhưng Ali sau đó đã dốc hết sức để thắng điểm, khi áp đảo Shavers ở những hiệp cuối.
Muhammad Ali đánh bại Cleveland Williams, tại Astrodome, Texas, Mỹ, ngày 14/11/1966.
Ali khi đó có thành tích toàn thắng 26 trận, còn đối thủ có thành tích 47 thắng và thua 2. Trong lần thứ bảy bảo vệ danh hiệu, Ali đã có màn trình diễn chói sáng. Ông di chuyển và vờn đối thủ như một con bướm, và ra đòn nhanh hiểm như cú đốt của một chú ong.
Muhammad Ali đánh bại Cleveland Williams, tại Astrodome, Texas, Mỹ, ngày 14/11/1966.
Ali khi đó có thành tích toàn thắng 26 trận, còn đối thủ có thành tích 47 thắng và thua 2. Trong lần thứ bảy bảo vệ danh hiệu, Ali đã có màn trình diễn chói sáng. Ông di chuyển và vờn đối thủ như một con bướm, và ra đòn nhanh hiểm như cú đốt của một chú ong.
Cassius Clay (Mỹ) đánh bại Zbigniew Pietzykowski (Ba Lan), tại Rome, 1960.
Ông khi đó chưa cải sang đạo Hồi, và thi đấu tại Olympic trong màu áo tuyển Mỹ. Clay giành HC vàng khi thắng trong trận chung kết hạng cân bán nặng, bắt đầu cho sự nghiệp quyền anh rực rỡ những năm sau đó.
Cassius Clay (Mỹ) đánh bại Zbigniew Pietzykowski (Ba Lan), tại Rome, 1960.
Ông khi đó chưa cải sang đạo Hồi, và thi đấu tại Olympic trong màu áo tuyển Mỹ. Clay giành HC vàng khi thắng trong trận chung kết hạng cân bán nặng, bắt đầu cho sự nghiệp quyền anh rực rỡ những năm sau đó.
Cassius Clay đánh bại Sonny Liston, tại Miami Beach, Florida, Mỹ, ngày 25/2/1965.
Clay gây sốc thế giới quyền anh ngày đó khi giành chiến thắng trước “con gấu” Liston. Clay bước vào trận này với tỷ lệ cược dành cho khả năng chiến thắng là đặt 1 ăn tới 7, trong khi đối thủ là đương kim vô địch. Nhưng cuối cùng Liston đã phải chịu thua sau chỉ sáu hiệp đấu. Clay toàn thắng 20 trận đã đấu trong sự nghiệp còn non trẻ, trong khi đó mới là thất bại thứ hai của Liston – võ sĩ trước đó đã có 35 trận thắng.
Cassius Clay đánh bại Sonny Liston, tại Miami Beach, Florida, Mỹ, ngày 25/2/1965.
Clay gây sốc thế giới quyền anh ngày đó khi giành chiến thắng trước “con gấu” Liston. Clay bước vào trận này với tỷ lệ cược dành cho khả năng chiến thắng là đặt 1 ăn tới 7, trong khi đối thủ là đương kim vô địch. Nhưng cuối cùng Liston đã phải chịu thua sau chỉ sáu hiệp đấu. Clay toàn thắng 20 trận đã đấu trong sự nghiệp còn non trẻ, trong khi đó mới là thất bại thứ hai của Liston – võ sĩ trước đó đã có 35 trận thắng.
Joe Frazier đánh bại Muhammad Ali, tại Madison Square Garden, Mỹ, ngày 8/3/1971.
Đây là trận so găng đầu tiên giữa họ. Ali khi đó có thành tích toàn thắng 31 trận, còn đối thủ toàn thắng 27 trận. Ali thua điểm trận đó, và bị đấm ngã ở hiệp thứ 14, nhưng cuộc so găng này vẫn được ghi nhận là “Trận đánh của thế kỷ”.
Joe Frazier đánh bại Muhammad Ali, tại Madison Square Garden, Mỹ, ngày 8/3/1971.
Đây là trận so găng đầu tiên giữa họ. Ali khi đó có thành tích toàn thắng 31 trận, còn đối thủ toàn thắng 27 trận. Ali thua điểm trận đó, và bị đấm ngã ở hiệp thứ 14, nhưng cuộc so găng này vẫn được ghi nhận là “Trận đánh của thế kỷ”.
Muhammad Ali đánh bại George Foreman, tại Kinshasa, Zaire, Trung Phi, ngày 30/10/1974.
Ali già hơn bảy tuổi, bước vào “trận đấu giữa rừng xanh” cùng thành tích 44 thắng và thua 2. George Foreman thời điểm đó được đánh giá cao hơn nhiều, nhờ sức trẻ cùng thành tích toàn thắng 40 trận.
Giới chuyên môn ngày đó dự đoán Ali khó có thể đòi lại vị thế, và không thể giành lại đai vô địch khi so găng với một Foreman dữ dội. Nhưng Ali hôm đó đã vận dụng tuyệt vời chiến thuật dựa lưng vào dây đai võ đài, để mặc Foreman phí sức cho những cú ra đòn không chính xác. Cuối cùng, Ali lần thứ hai giành được chức vô địch thế giới ở tuổi 32.
Muhammad Ali đánh bại George Foreman, tại Kinshasa, Zaire, Trung Phi, ngày 30/10/1974.
Ali già hơn bảy tuổi, bước vào “trận đấu giữa rừng xanh” cùng thành tích 44 thắng và thua 2. George Foreman thời điểm đó được đánh giá cao hơn nhiều, nhờ sức trẻ cùng thành tích toàn thắng 40 trận.
Giới chuyên môn ngày đó dự đoán Ali khó có thể đòi lại vị thế, và không thể giành lại đai vô địch khi so găng với một Foreman dữ dội. Nhưng Ali hôm đó đã vận dụng tuyệt vời chiến thuật dựa lưng vào dây đai võ đài, để mặc Foreman phí sức cho những cú ra đòn không chính xác. Cuối cùng, Ali lần thứ hai giành được chức vô địch thế giới ở tuổi 32.
Muhammad Ali đánh bại Joe Frazier, tại Manila, Phillipines, ngày 1/10/1975.
“Đại chiến ở Manila” là cuộc so găng thứ ba và là cuối cùng giữa hai huyền thoại cùng thời. Ali khi ấy có thành tích 43 thắng và thua 2, còn Frazier có thành tích 32-2. Dưới sức nóng như nghẹt thở ở võ đài Amanita, Ali buộc Frazier phải chịu thua knock-out kỹ thuật sau 14 hiệp đấu. Đây được coi là một trong những trận quyền anh hạng nặng tàn bạo nhất lịch sử, vì những cú ra đòn của đôi bên.
Muhammad Ali đánh bại Joe Frazier, tại Manila, Phillipines, ngày 1/10/1975.
“Đại chiến ở Manila” là cuộc so găng thứ ba và là cuối cùng giữa hai huyền thoại cùng thời. Ali khi ấy có thành tích 43 thắng và thua 2, còn Frazier có thành tích 32-2. Dưới sức nóng như nghẹt thở ở võ đài Amanita, Ali buộc Frazier phải chịu thua knock-out kỹ thuật sau 14 hiệp đấu. Đây được coi là một trong những trận quyền anh hạng nặng tàn bạo nhất lịch sử, vì những cú ra đòn của đôi bên.
Nguyễn Phát