Lễ hội xuân Yên Tử, TP Uông Bí, khai mạc sáng mùng 10 tháng giêng (31/1) và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Yên Tử gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược. Sau khi đất nước thanh bình, vua nhường ngồi cho con trai, lên núi Yên Tử tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Người đời sau tâm niệm Yên Tử là cái nôi sản sinh ra Thiền phái Trúc Lâm.
Lễ hội xuân Yên Tử, TP Uông Bí, khai mạc sáng mùng 10 tháng giêng (31/1) và sẽ kéo dài đến hết tháng 3 âm lịch.
Yên Tử gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của vua Trần Nhân Tông, người lãnh đạo quân dân Đại Việt hai lần đánh thắng giặc Nguyên Mông xâm lược. Sau khi đất nước thanh bình, vua nhường ngồi cho con trai, lên núi Yên Tử tu, lấy Phật danh là Điều Ngự Giác Hoàng, trở thành đệ nhất Tổ - Thiền phái Trúc Lâm. Người đời sau tâm niệm Yên Tử là cái nôi sản sinh ra Thiền phái Trúc Lâm.
Lúc 9h, hòa thượng Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đánh chuông khai hội Yên Tử.
Lễ khai hội gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, với nghi lễ tâm linh như gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử...
Ngoài phần lễ, phần hội năm nay cũng có nhiều hoạt động như đêm hội hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an; biểu diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng, võ thuật cổ truyền, các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử…
Lúc 9h, hòa thượng Thích Thanh Quyết, Trưởng ban Trị sự Phật giáo tỉnh Quảng Ninh đánh chuông khai hội Yên Tử.
Lễ khai hội gồm các hoạt động rước kiệu, dâng lễ, với nghi lễ tâm linh như gióng trống, thỉnh chuông, lễ chúc phúc đầu năm, lễ cầu quốc thái dân an, lễ đóng dấu thiêng Yên Tử...
Ngoài phần lễ, phần hội năm nay cũng có nhiều hoạt động như đêm hội hoa đăng cầu nguyện quốc thái dân an; biểu diễn nghệ thuật, múa lân sư rồng, võ thuật cổ truyền, các trò chơi dân gian, văn hóa ẩm thực dân tộc Dao Thanh Y dưới chân núi Yên Tử…
Các tăng ni, phật tử làm lễ dâng hương cầu cho quốc thái, dân an.
"Năm nào tôi cũng đi Yên Tử cầu an lành cho mọi người. Tôi đi bộ từ chân núi lên chứ không đi cáp treo", phật tử Trần Thị Viên, ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí cho biết.
"Năm nào tôi cũng đi Yên Tử cầu an lành cho mọi người. Tôi đi bộ từ chân núi lên chứ không đi cáp treo", phật tử Trần Thị Viên, ở phường Vàng Danh, TP Uông Bí cho biết.
Khu vực cáp treo đưa khách lên chùa Đồng không đông và chen chúc như những năm trước.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cho biết hôm nay Yên Tử đón khoảng 10.000 người. Những năm trước dịch Covid-19, ngày khai hội Yên Tử đón khoảng 30.000 khách, mọi lối lên chùa đều đông đúc.
Khu vực cáp treo đưa khách lên chùa Đồng không đông và chen chúc như những năm trước.
Ông Lê Tiến Dũng, Trưởng ban Quản lý khu di tích và rừng quốc gia Yên Tử, cho biết hôm nay Yên Tử đón khoảng 10.000 người. Những năm trước dịch Covid-19, ngày khai hội Yên Tử đón khoảng 30.000 khách, mọi lối lên chùa đều đông đúc.
Lối lên chùa Đồng thông thoáng, khách dễ dàng tản bộ. Sở dĩ khai hội vắng hơn thường lệ do rơi vào ngày thường, đa số công chức, viên chức phải đi làm.
Lối lên chùa Đồng thông thoáng, khách dễ dàng tản bộ. Sở dĩ khai hội vắng hơn thường lệ do rơi vào ngày thường, đa số công chức, viên chức phải đi làm.
Khách hành hương lên chùa Đồng, nằm ở đỉnh cao nhất dãy núi Yên Tử (1.068 m).
Chùa được khởi dựng từ thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6 m, rộng 3,6 m, cao 3,35 m và nặng hơn 70 tấn.
Khách hành hương lên chùa Đồng, nằm ở đỉnh cao nhất dãy núi Yên Tử (1.068 m).
Chùa được khởi dựng từ thời Hậu Lê với tên gọi Thiên Trúc Tự. Năm 2007, chùa mới được đúc hoàn toàn bằng đồng nguyên chất với chiều dài 4,6 m, rộng 3,6 m, cao 3,35 m và nặng hơn 70 tấn.
Phật tử hành lễ trước chùa Đồng. Theo Ban tổ chức, trong 3 tháng, lễ hội dự kiến sẽ đón hơn một triệu lượt khách tham quan.
Phật tử hành lễ trước chùa Đồng. Theo Ban tổ chức, trong 3 tháng, lễ hội dự kiến sẽ đón hơn một triệu lượt khách tham quan.
"Tôi đã đi Yên Tử 4 lần. Những năm trước, tôi đều leo bộ lên đỉnh chùa Đồng cùng mọi người, năm nay thì đi cáp treo vì cũng yếu rồi. Mong mọi sự an lành đến cho gia đình và mọi người", bà Đỗ Thị Hương, ở Hà Nội, nói trong lúc cầu nguyện tại chùa Đồng.
"Tôi đã đi Yên Tử 4 lần. Những năm trước, tôi đều leo bộ lên đỉnh chùa Đồng cùng mọi người, năm nay thì đi cáp treo vì cũng yếu rồi. Mong mọi sự an lành đến cho gia đình và mọi người", bà Đỗ Thị Hương, ở Hà Nội, nói trong lúc cầu nguyện tại chùa Đồng.
Giang Huy