Người gửi: tiger
Gửi tới: Ban Vi tính
Tiêu đề: góp ý giải quyết " anh hùng núp "
Thực tế là người thiếu ý thức thì nhìn trước, ngó sau xem có công an không để "vù". Thường là gây tai nạn cho người khác. Thấy công an giật mình - bị tai nạn. Khi đó thì mọi người đều kêu lên: Cho chết!Công an chạy đến giải quyết , nhưng mọi chuyên đã xảy ra rồi, oan uổng nhất vẫn là người bị hại (Những người tham gia giao thông)
Như vậy tai họa này bắt nguồn từ đâu nhỉ? Đâu là gốc rễ của vấn đề mà cần phải giải quyết triệt để?
Tôi cho rằng lỗi chính là ở cơ quan công an (Ta đừng đổ lỗi hoàn toàn cho người gây tai nạn). Ông giám đốc công an chắc chẳng bao giờ quan tâm đến chuyện "vặt vãnh" này đâu. Chính vì vậy chắc cũng chẳng có quy định chỗ đứng, chỗ làm việc (ngoài giờ cao điểm) cho người trực tiếp (các anh hùng "núp") thi hành nhiệm vụ, mà chỉ nói đến các chốt. Cho nên người thi hành công vụ tại chốt đó đứng, ngồi đâu chẳng được. Chính vì vậy mới có kiểu "vận dụng điều kiện thực tế để giải quyết công việc chung và riêng..." có ai kiểm tra nhắc nhở đâu mà lo (vì không có quy định cụ thể).
Mọi người cứ hình dung lại cái cảnh tượng anh công an đứng dưới gốc cây, ngồi trong quán nước, đứng nép vỉa hè, dưới ô che nắng mưa của người bán vé số... Kê sổ, biên lai phạt lên yên xe máy để viết mà xem. Nó chẳng còn gì là sự oai phong lẫm liệt nữa. Nó chẳng có tính nguyên tắc, quy củ gì cả. Mất hết cả lễ tiết, tác phong của người chiến sĩ công an nhân dân, biểu tượng cao quý của ngành công an cũng sẽ dần nhạt phai trong mắt người dân và người nước ngoài mà thôi. Đừng tưởng đó chỉ là chuyện vặt vãnh. Ý thức của người thi hành công vụ tốt, nghiêm trang. Đó là biểu tượng cho người dân chấp hành theo.
Tôi lấy ví dụ : Khi vào trong một trong một doanh trại quân đội. Khi đi qua vọng gác, nhìn thấy anh chiến sĩ nghiêm trang giơ tay chào trước khi hỏi thì dẫu ai có tính hay cợt nhả, vô ý thức thì cũng phải dừng lại ngay và "run run" trình bày. Vậy phải chăng ngoại cảnh cũng có sự tác động rất lớn đến ý thức của con người? Vấn đề này chúng ta đều thấy rất rõ tác dụng của nó.
Vì vậy, theo tôi qua sự góp ý này, các cơ quan ngôn luận cũng nên sàng lọc ý kiến và đưa trực tiếp kiến nghị đến những người lãnh đạo cao nhất yêu cầu phải quan tâm và giải quyết triệt để tình trạng trên. Đừng để các bản góp ý của các thảo dân cứ rơi mãi vào hư vô. Vì lãnh đạo các cấp thì cứ mải lo "việc lớn" và giành thời gian suy nghĩ đường đi nước bước trong "công cuộc" cạnh tranh quyền lực, giữ thật chắc cho cái ghế đương ngự của mình... thì có đến đời nào những chuyện nhỏ nhặt này mới được quan tâm đến mà điều chỉnh cơ chứ?