Những năm gần đây, các bệnh viện tại TP HCM nhận nhiều học viên nước ngoài sang học tập. Tiến sĩ Ngô Đức Hiệp, Trưởng Khoa Phỏng Phẫu thuật Tạo hình Bệnh viện Chợ Rẫy, cho biết năm 2018 khoa tiếp nhận 41 học viên nước ngoài. Các y sinh đến từ Mỹ, Đức, Anh, Pháp, Hong Kong, Tây Ban Nha, Malaysia... học các khóa trong khoảng 1-3 tháng. Nhiều độc giả cho rằng đây là điều vừa vui vừa buồn:
Đơn giản vì Việt Nam có quá nhiều người nhiễm bệnh- những bệnh đặc thù, bệnh lạ mà các nước tiên tiến không có, nên họ mới qua để tìm kiếm cơ hội thực tập, nghiên cứu. Là người Việt, tôi thấy buồn chứ không vui khi đọc tin này.
Đọc đến đoạn: "Loại bệnh mà các nước phát triển ít gặp" mà buồn - Phải chăng biện pháp phòng chống bệnh của ta còn yếu hay đặc thù khí hậu nên có loại bệnh này?
Bác sĩ Việt Nam nếu được học hành bài bản thì không hề thua kém các bác sĩ ở nước phát triển. Chẳng qua là tại Việt Nam không có ngân sách đầu tư để làm nghiên cứu cũng như không có trang thiết bị y tế, thuốc men đầy đủ nên ngành y nước ta mới tụt hậu thôi.
Qua bài này thấy:
1. Tỷ lệ chấn thương ở Việt Nam quá nhiều, trong đó môi trường làm việc, giao thông... rất đáng quan ngại.
2. Trình độ Bác sỹ và tiếp cận khoa học của Việt Nam không kém các nước tiên tiến nhé (mong đừng có sính ngoại quá mà cứ ra nước ngoài mổ xẻ...)
Vì đa dạng bệnh nên việc điều trị cũng đa dạng và cần tiếp xúc bệnh thường xuyên mới có kinh nghiệm thực tiễn. Vui là vì y học mình có nhiều tiến bộ, buồn vì đời sống, ý thức bảo vệ sức khoẻ dân mình còn kém nên mắc nhiều bệnh tật.
Đọc tin vừa vui mà vừa buồn. Vui vì thấy các bác sĩ ở các nước phát triển qua Việt Nam ta học hỏi mà buồn vì bác sĩ mình tính ra họ rất giỏi nhưng được đầu tư quá ít làm trong bệnh viện không đủ sống.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.