Đề xuất nghỉ thêm ba ngày mà sao nhiều người cũng kêu than? Phương Tây họ nghỉ đông cả tháng nhưng cũng có thấy họ nghèo đi đâu. Tôi là người sử dụng lao động nhưng còn thích nghỉ nhiều hơn bất cứ ai. Tôi chỉ cần nhân viên đáp ứng đòi hỏi của tôi: "hết việc, không hết giờ". Nếu có thể, tôi sẵn sàng cho nhân viên nghỉ thêm ngày thứ sáu, lương không đổi, chỉ là cường độ làm việc đương nhiên là phải cao hơn.
Công ty tôi nghỉ thứ bảy, chủ nhật. Vậy là hai ngày (thứ hai đầu tuần và thứ sáu cuối tuần), nhân viên kinh doanh chạy vắt giò lên cổ lo đơn hàng cho khách chất từng đống trên bàn làm việc. Còn từ thừ thứ ba đến thứ năm, nhân viên ngồi "ngáp vặt" vì đơn hàng chỉ bằng 1/4 hai ngày đó.
>> Thêm 3 ngày nghỉ - doanh nghiệp 'chỉ có lãi'
Nghỉ lễ dài ngày đồng nghĩa với cả tuần trước lễ phải làm việc cật lực, cứ bảo sao thời gian trôi qua nhanh mà vẫn còn hàng đống việc chưa xong. Chuông điện thoại đặt hàng reo liên tục, nhân viên không kịp nhấc máy, khách nhiều khi không gọi được vào số của công ty vì máy luôn bận, thế là điện thoại cá nhân đua nhau đổ chuông. Trong khi đó, những ngày thường nhân viên chỉ ngồi chơi không, trông cho nhanh hết giờ.
Từ đó suy ra, nghỉ ít thì cường độ công việc không cao và ngược lại. So sánh giữa tháng có nghỉ lễ và không có nghỉ lễ thì doanh số cũng chỉ tương đương nhau. Có khác chỉ là tháng có nghỉ lễ phải làm việc với cường độ rất cao ở mấy ngày trước và sau lễ.
>> Bài viết cùng tác giả:
>> 'Người khôn ngoan một mình chỉ là khôn vặt'
>> 'Kỹ sư ngày nay không cần biết rộng, chỉ cần hiểu sâu'
>> 'Tuyển người làm việc trái ngành là gây lãng phí'
Các nước phương Tây cũng như ta. Họ nghỉ nhiều thì cường độ làm việc của họ phải nâng cao để bù cho ngày nghỉ. Còn ta nghỉ ít và làm việc với cường độ chậm rãi, nhàn hạ. Được mặt nọ thì mất mặt kia. Ngày thường cũng làm việc với cường độ cao thì có lẽ hàng hóa phải chất đống trong kho vì lượng mua trung bình hàng ngày cũng chỉ có nhiêu đó, có làm ra nhiều hơn thì ai mua?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.