Trận Việt Nam - Nhật Bản sẽ diễn ra lúc 20h ngày 24/1, xét về thể lực hai đội tôi cho là 50-50, vì đồng dạng về thể trạng, văn hóa.
Về kỹ thuật: Nhật có chuyên môn cực cao và kỷ luật số một, nhưng Việt Nam có tiếng là đội kỹ thuật cá nhân tốt nên Nhật 10 điểm thì Việt Nam cũng 7, 8 điểm.
Về quân số ở trận tứ kết này, Nhật đang bị mất 2 cầu thủ quan trọng ở hàng công và tuyến giữa vì dính thẻ, còn Việt Nam đang đầy đủ.
>> Châu Á chỉ còn 5 đội bóng trên cơ Việt Nam
Mặt khác, giải năm nay Nhật có cách đá thực dụng nhất từ trước đến nay. Họ tuân thủ đấu pháp của HLV Hajime Moriyasu như được lập trình. Việt Nam lại đang nổi lên như một hiện tượng về sự máu lửa, cống hiến cho người xem, khiến truyền thông châu lục đang đặc biệt chú ý.
Tóm lại, với hai trường phái đối lập, Nhật (áo xanh) và Việt Nam (áo đỏ) như nước với lửa nên trận đấu này mức độ chuyên môn ở mức đỉnh điểm. Song lối đá có phần cực đoan tính toán của Nhật Bản hiện tại rất có thể sẽ bị sụp đổ bởi chiến thuật đá kỵ rơ vì tính gây đột biến của tuyển Việt Nam.
>> 'Việt Nam sẽ vào bán kết, giành một triệu USD tiền thưởng'
Các bạn nên nhớ, trong đội hình tuyển Việt Nam hiện tại, từ tuyến giữa đến hàng công: Xuân Trường, Quang Hải, Công Phượng, Văn Đức, Văn Toàn... đều là các chuyên gia gây đột biến. Vì vậy, không phải bỗng dưng mà Việt Nam gây đột biến từ U23 đến tận bây giờ.
Vì vậy lối đá thực dụng hiện tại của Nhật Bản thắng được Việt Nam mới là điều bất ngờ. Chúng ta có thể thua Iran, Iraq vì lối đá của họ quá nhanh, quyết liệt và kỹ thuật cao. Còn Nhật Bản đá chậm thì Việt Nam không bao giờ sợ.
Các bạn đừng lấy đẳng cấp và truyền thống bóng đá của hai nước ra so sánh hiện tại. Vì nếu như vậy Hàn Quốc đã không thắng Đức, Bồ Đào Nha đã không vô địch Euro 2016 và HLV José Mourinho đã không phải "về vườn".
(Xem trang cá nhân của độc giả Samara trên VnExpress tại đây.)
Chia sẻ bài viết của bạn tại đây.