Ngủ theo chu kỳ của khoa học phân tích sẽ giúp chúng ta không mệt mỏi. Một chu kỳ kéo dài khoảng 1,5 giờ, được chia làm 5 giai đoạn, mỗi giai đoạn khoảng 18 phút:
1. Ru ngủ
2. Ngủ bình thường
3. Ngủ say
4. Ngủ rất say
5. Mơ
Theo đó, nếu chúng ta thức dậy vào giai đoạn 1 và 5 sẽ không cảm thấy mệt, thức dậy vào giai đoạn 2 sẽ mệt, trong khi dậy vào giai đoạn 3 sẽ rất mệt, còn giai đoạn 4 sẽ cực kỳ mệt.
Do vậy, ngủ trưa khoảng từ 5 - 18 phút sẽ giúp chúng ta tỉnh táo, làm việc hiệu quả, có lợi cho sức khỏe. Ngược lại, nếu ngủ cố thêm thì phải ngủ luôn 1,5 giờ, nếu không sẽ rất có hại cho sức khỏe và khi thức dậy sẽ uể oải, mệt mỏi, không muốn làm việc gì.
Người Nhật ngủ ít nhất thế giới nhưng do đúng chu kỳ nên không hề thấy mệt. Họ thường ngủ mỗi ngày khoảng 4,5 giờ (3 chu kỳ) hoặc 6 giờ (4 chu kỳ), cá biệt có một số người nghiện làm việc chỉ ngủ 3 giờ/ đêm (2 chu kỳ).
Điều đó có nghĩa, nếu bạn ngủ đúng 3 giờ bạn sẽ đỡ mệt hơn ngủ đủ 8 giờ. Người ngủ 3 giờ sẽ làm việc cả ngày hăng say và hiệu quả hơn người ngủ 8 giờ, tất nhiên vẫn không tốt bằng ngủ 4,5 giờ hay 6 giờ. Nguyên nhân bởi thời gian ngủ 8 tiếng là lệch chu kỳ.
Khi ta hăng say làm một việc đến nỗi có người gọi bên cạnh mà không biết, giẫm vào gai chảy máu chân mà không đau thì đó chính là một dạng của thiền định. Những người này chỉ cần ngủ một chu kỳ (1,5 giờ). Bản thân tôi từng trải nghiệm ngủ 1,5 giờ/ ngày trong nhiều năm.
Ở mức độ thấp hơn, ngay tại Việt Nam, cũng có người ngủ 3 giờ/ ngày trong suốt 15 năm - tương tự người nghiện làm việc ở Nhật Bản.
Ngoài ra, ngủ theo giờ của Hoa Đà từ 23h - 1h đêm, năng lượng được hấp thụ gấp khoảng 4 lần các giờ khác. Ví dụ ngủ từ 23h30 - 1h đêm sẽ có giá trị tương đương với ngủ từ 1h - 7h sáng.
Tóm lại, hãy ngủ đúng chu kỳ làm sao để thức dậy đúng vào lúc đang mơ là tốt nhất (giai đoạn 5), lúc đó thì ngủ 3 giờ vẫn giá trị hơn 8 giờ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.