Tôi cho rằng, những trường hợp tương tự như công chứng viên ở trên còn xuất hiện ở nhiều nơi khác, khi lương cán bộ công chức được hưởng ở mức cố định. Làm nhiều hay ít thì họ cũng hưởng ở mức đó. Chính vì thế, họ sẽ thiếu đi sự nhiệt tình trong công việc.
Theo tôi, mức lương của cán bộ ở mọi vị trí được hưởng theo công sức họ bỏ ra, làm nhiều hưởng nhiều, làm ít hưởng ít. Lấy ví dụ, người cán bộ công chứng đó được hưởng mức lương cố định là 4 triệu đồng/tháng; mức thu nhập được tăng thêm từ những lá đơn được công chứng. Tháng đó anh công chứng được 200 lá đơn, một đơn được hưởng 5.000 đồng, thu nhập nhập tăng thêm là một triệu đồng. Việc này không những giúp cán bộ nhiệt tình trong công việc, tránh việc đút lót của người dân, mà còn có sự công bằng xã hội của việc sức lực lao động được bỏ ra. Vậy cán bộ được hưởng theo doanh số làm được.
Lương cán bộ được hưởng theo chất lượng phục vụ. Nếu làm tốt, nhiệt tình, làm hài lòng người dân, không khiếu nại, thì được hưởng theo khoảng lợi nhuận nữa.
Ví dụ việc đánh giá 5 sao. Sau khi công chứng xong, người dân đánh giá chất lượng làm việc cán bộ từ 1-5 sao về mức độ hài lòng, rồi bỏ vào thùng phiếu. Tổng kết sau tháng đó, từ 4 đến 5 sao: hưởng thêm 800.000 đồng; từ 3 đến 4 sao hưởng 500.000 đồng, dưới 3 sao không có hoa hồng.
Việc này giúp tăng chất lượng làm việc, sự nhiệt tình của cán bộ, tránh việc đút lót xảy ra. Đối với các cán bộ cao hơn, tiền thưởng thêm dựa vào sự đóng góp cho xã hội. Ví dụ cán bộ ngành nông nghiệp đưa ra dự án giúp tăng kinh tế dân ta lên 500 tỷ đồng, thì hưởng 5% của 500 tỷ từ ngân khố nhà nước. Việc này giúp thúc đẩy các cán bộ lãnh đạo sử dụng hết tài nguyên tư duy trong việc đưa ra các quyết sách.
Vậy việc quản lý cán bộ đã áp dụng theo kiểu của doanh nghiệp qua việc làm nhiều hưởng nhiều từ doanh số, chất lượng đánh giá từ người dân, và qua việc cống hiến cho xã hội ở tầm vĩ mô, đây chỉ là một số chính sách cụ thể để tăng sự chuyên cần làm việc của các cán bộ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.