Theo tôi nghĩ, tục lệ ông táo thả cá chép xuất phát từ việc khuyến khích nhân giống cá cho cộng đồng. Cá chép chỉ sống được ở khu vực có nước ngọt và khi đẻ chúng thường bơi ngược nước, thậm chí lao ngược thác. Do đó, mới có hình tượng cá chép vượt "vũ môn" và việc thả cá chép trước tết đó là nét đẹp của dân tộc Việt Nam.
Ngoài yếu tố tâm linh, việc thả cá chép vào ngày 23 tháng chạp còn là hình thức nhân giống cá chép tới các ao hồ, sông suối, nơi cư dân sinh sống và là nguồn thực phẩm cho cộng đồng.
Cá chép sinh sản khá nhanh và dễ thích nghi với môi trường nước ngọt. Những người mê tín thường không ăn cá chép được đánh bắt vào ngày 23 đến ngày 30 tháng chạp vì họ cho rằng biết đâu đó là cỗ xe của táo nhà mình vào năm tới.
Tại TP.HCM, ngày 23 tháng chạp năm nay có nhiều người thả cá chép. Đến nay, dòng kênh đen ngày nào đã được phủ màu xanh của táo. Nhiều đàn cá chép tung tăng nhận mồi từ tay du khách, trong số chúng cũng có không ít con đớp nhầm phải lưỡi câu của những người câu cá tụ tập dọc theo kênh.
Tôi nghĩ, nếu các bạn thả cá chép xuống kênh Nhiêu Lộc - Thị Nghè thì nên chịu khó đi lên thượng lưu từ phạm vi cầu Kiệu đến Cầu số 1 thì tốt hơn vì khu vực đó nước không tràn tới, cá sẽ thích nghi với môi trường mới tốt hơn.
>> Xem thêm: Nguồn gốc sự tích Táo quân ở Việt Nam
Chia sẻ bài viết của bạn về câu chuyện ngày Tết tại đây.