Câu chuyện Tôm càng đỏ (Tôm hùm đất) đang trở thành đề tại tranh luận trên VnExpress, khi có thông tin cho rằng con tôm này mang lại "nguồn lợi 40 tỷ đôla":
Tôm có thể không ăn loại này vẫn có loại tôm khác, tôm có thể không ăn ngày này vẫn có thể ăn món khác. Nhưng gạo tạo ra cơm, bún, phở... biết bao nhiêu món ăn khác ta sử dụng hàng ngày. Nguồn cầu ổn định và lâu dài hơn là con tôm nào đó vừa gây hại vừa không chắc chắn về nhu cầu xã hội. Nếu nuôi con tôm đó sau một thời gian con người chán ăn thì số lượng thừa, nguồn cung thừa sẽ tính thế nào? Khi nó đã phát triển và lan rộng khắp thì phải làm sao? Đang là một đất nước xuất khẩu lớn thứ hai thế giới về gạo lại bỏ đi để bắt đầu kinh doanh một loại thủy sản mới không rõ về nguồn cầu, liệu có đáng?
Phải mất bao nhiêu năm cực khổ Việt Nam ta mới trở thành nhà xuất khẩu lúa gạo hàng đầu thế giới, bây giờ bỏ lúa gạo mà chuyển qua nuôi tôm này thì được bao nhiêu mùa? Chưa kể nó còn ảnh hưởng đến nhiều ngành thủy sản khác nữa, như tôm càng xanh, cá tra, vì tôm này ăn mọi thứ. Nó phá hoại đê điều sẽ gây lũ lụt thêm trầm trọng, phá hoại đất đai ảnh hưởng các ngành trồng trọt. Vì cái lợi 40 tỷ đôla mà ảnh hưởng nhiều như vậy thì tốt nhất không nên thử. Mà con số 40 tỷ kia có thể không còn khi người ta không ăn tôm nữa, còn lúa gạo thì con người có thể ăn cả đời.
Tôi là thế hệ đã chứng kiến ốc bươu vàng xâm nhập vào Việt Nam. Họ cũng nói đó một giống ốc ăn rất ngon, đẻ nhiều, năng suất cao..., đầu ra là các nhà hàng, xuất khẩu sang Trung Quốc... Nhà nhà đào ao nuôi ốc bươu vàng. Hậu quả thế nào thì ai cũng biết. Bạn ăn được ốc" bươu vàng" hay con tôm càng đỏ thay cơm được không?
40 tỷ đôla là thị trường tiêu thụ của các nước lớn về công nghiệp. Với họ 200 nghìn đồng /kg là bèo, với giá này nông dân ta làm sao kham nổi? Còn nếu bỏ lúa đi nuôi tôm, 3-5 năm sau thị trường thế giới ngoảnh mặt, liệu 85 triệu nông dân có ăn tôm thay gạo? Thôi miễn bàn, cả nước cấm tiệt loài tôm này cho lành.
Tôm hùm đất có ăn thay cơm được không, có ăn mỗi ngày được không? Giống loài dễ sinh trưởng, Úc, Trung Quốc hay nước nào cũng nuôi được thì tương lai xuất khẩu cho ai? Đó là hy sinh lợi ích toàn diện của một nền nông nghiệp lâu đời, đa dạng để đổi lấy nguồn lợi kinh tế ngắn hạn.
Con tôm hùm này có thể ăn vài bữa/ tháng, nhưng lúa gạo thì nhiều nơi, nhiều người ăn hàng ngày, hàng tuần... Việt Nam là nước trồng lúa nước lâu đời, xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, bỏ luôn trồng lúa là một điều không thể xảy ra.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.