Thông tin hơn 600 nhân sự tập vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông đang gây tranh luận trái chiều trên VnExpress.
Nhiều độc giả cho rằng, số lượng nhân viên trên lá quá nhiều cho 13 km đường sắt và gây lãng phí:
Chỉ có một tuyến đường sắt 13 km mà phải cần đến 600-700 con người vận hành? Lợi nhuận ở đâu? Hiện đại và hiệu quả ở đâu?
Tốn kém quá, nhưng không biết là các hệ thống metro khác có sử dụng chung được khu sửa chữa, bảo dưỡng không nhỉ? Nếu mỗi cái một khu này thì nhân viên quá thừa và lãng phí.
Bỏ gần 9 nghìn tỷ làm 13 km đường sắt (tạm chấp nhận) nhưng làm xong 13km cần 600 người để vận hành (trung bình hơn 46 người/ km) thì quá nhiều.
600 người vận hành một tuyến thì quá nhiều. Tôi nghĩ một số trung tâm như điều độ, điện lực... chắc là sẽ kiêm vài tuyến luôn, khi tăng thêm các tuyến khác thì chủ yếu chỉ tăng lái tàu
Trung bình mỗi người lương 10 triệu thì một tháng phải chi tiền lương không là 6 tỷ rồi. Chưa tính những khoản tiền khác. Tiền vé không đủ trả lương để vận hành đoàn tàu này.
Tuy nhiên, số khác lại nhận định đây là số lượng người cần thiết để đảm bảo an toàn và vận hành trơn tru cho cả tuyến đường sắt:
Có tổng cộng 12 nhà ga, mỗi ga vận hành cần số lượng 30-50 nhân viên bao gồm bảo vệ, lao công, kiểm soát bán vé, kĩ thuật, hệ thống. Chưa kể số lượng nhân viên sửa chữa tàu, bảo trì đường ray nữa. Vậy thử hỏi 600 người vận hành cho máy móc trơn chu an toàn, các bạn còn muốn gì nữa? Ít người quá thì bảo là không tin tưởng, nhiều người quá lại bảo phí tiền của. Chưa kể đây là tuyết tàu điện đầu tiên, thận trọng nên cần nhiều người vận hành là chuyện bình thường, sau đó tinh giản dần đi. Đất nước không phát triển được nếu mọi người cứ đặt điều.
Chủ yếu tốn nhân lực ở trạm trung tâm, đó là yêu cầu cơ bản không bỏ được. Về sau số tuyến đường sắt tăng lên thì nhân sự sẽ tăng rất ít.
Tàu này hoàn toàn tự động, ngồi cabin để giám sát là chính. Nhân viên bảo vệ, vệ sinh, thay ca... thì 600 người là chuyện quá bình thường với mười mấy nhà ga.
35 km/h có gì mà cười ra nước mắt? 13 km với bao nhiêu ga, 600 người vận hành là bình thường. Ở Nhật, Nga số lượng người vận hành lên đến 55-60 người/km.
Nếu số tuyến đường sắt tăng từ 1 lên 3 - 4 rồi 10 - 15 thì số người trong trung tâm vận hành sẽ giữ nguyên ở mức hơn 500 người hay tăng lên bao nhiêu? Đây là vấn đề cần được quan tâm nhất. Liệu các tuyến sau do các nhà thầu khác thực hiện khi chạy song song có thể dùng chung hệ thống phần mềm giám sát thông tin, điều khiển, lập lịch và vận hành?
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.