Gần đây, ở Việt Nam nổi lên “hội chứng Bolero”, rất nhiều chương trình giải trí, gameshow lấy dòng nhạc này làm chủ đề chính. Tuy nhiên, hiện tượng trên khiến công chúng hiểu sai về nhạc bolero.
Nhiều người cứ nghĩ chỉ nhạc sĩ miền Nam mới viết bolero, thế nhưng, không chỉ nhạc vàng, nhạc sến, mà bolero còn là điệu nhạc sang trọng mà các nhạc sĩ gạo cội Việt Nam đều có những sáng tác nổi tiếng.
Làm sao để hiểu rõ, hiểu đúng về nhạc bolero thì chỉ có cách là chúng ta hãy tìm xem nguồn gốc đích thực, điểm xuất phát của dòng nhạc này. Nhờ những công cụ truy tìm nhanh chóng và tiện lợi như Google, Youtube, Wikipedia... mọi người sẽ dễ dàng nhận ra dòng nhạc bolero rất gần với nhạc Miên.
(Xem thêm: Tranh cãi gay gắt về sức 'hủy hoại' của nhạc sến )
Theo Wikipedia, người Miên đã có dòng nhạc cổ từ thời Khmer Impire (thế kỷ 11) là Ramvong (rất giống bolero nhưng hơi chậm một chút để dùng cho điệu múa cùng tên) và Ramkbach (gần giống Cha cha).
Nhạc cụ được sử dụng thời đó thường là: Khloy-ek (sáo trúc), sneng (tù và bằng sừng trâu), tro-Khmer (giống đàn cò), krapeu (đàn 3 giây), thon (trống ), roneat-ek (giống đàn T’rưng), kong vong (cồng chiêng)…
Đến khi Pháp đưa âm nhạc phương Tây đến Miên, người Miên liền hòa nhập điệu Ramvong vào Bolero và gọi chung là Traditional music of Cambodia.
Ngày nay, chúng ta chỉ cần gõ vào Cambodia music (hay Khmer song) trên Youtube là có thể tìm thấy cà nghìn ca sĩ với hơn 100.000 bài hát, điển hình là những danh ca như Sin Sisamuth, Ros Sereysothea... đặc biệt là ngôi sao Chhouy Sopheap với ngoại hình và chất giọng đốn tim người hâm mộ.
Nhạc bolero xuất hiện ở Việt Nam vào khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, ca sĩ Phương Dung cho biết cô và nghệ sĩ Thanh Thúy, Phương Oanh là những người đầu tiên hát thể loại nhạc này. Trong nửa thế kỷ qua, có khoảng 100 ca sĩ Việt và hơn 500 bài bolero được viết ra.
Nếu lắng nghe qua Youtube (Khmer song) hay các ca sĩ Miên nêu trên, các bạn sẽ thấy dáng dấp các bài hát như Hoa sứ nhà nàng hoặc Nỗi buồn hoa phượng…
Theo nhà văn Sơn Nam, trong “lịch sử khẩn hoang miền Nam”, những di dân đầu tiên tiếp xúc với người Miên, trong lúc nhàn rỗi cũng thường giải trí qua các làn điệu âm nhạc của người Miên hay xem các vở tuồng ca kịch như “Dù kê”(ở Việt Nam là truyện Thạch Sanh, Lý Thông).
Từ những vấn đề trên, chúng ta cần phải đặt ra câu hỏi: Chỉ tính riêng Châu Á, tại sao Hàn Quốc đã tạo ra làn sóng K-pop riêng biệt, chinh phục cả thế giới không chỉ bằng âm nhạc mà cả vũ điệu và phong cách ăn mặc, điển hình như nhóm nhạc Big-Bang, EXO, 2NE1, Girls’ Generation (SNSD)... thì chúng ta lại bước lùi để có “hội chứng bolero”?
>> Xem thêm: Bolero là bài hát của quỷ, của hờn ghen và thất tình
'Hà Hồ nhảy múa gợi cảm trong quán bar ở Mỹ'
Vừa bước ra sân khấu, nữ ca sĩ ăn mặc sexy đã tiến lại gần khán giả với những động tác vũ đạo khêu gợi - câu chuyện đang thu hút sự quan tâm trên cộng đồng. |
Chia sẻ bài viết về giải trí tại đây.