Chia sẻ với câu chuyện "Đại biểu Quốc hội khóc khi đề nghị giảm giờ làm cho công nhân", nhiều độc giả VnExpress cho rằng, việc làm tăng ca, thêm giờ không xuất phát từ nguyện vọng của người lao động mà chỉ nhằm mục đích kiếm thêm thu nhập do đồng lương quá thấp:
Tôi đã có thời gian làm việc tại nhà máy và chứng kiến những cảnh tượng như vậy. Thật đáng buồn khi chính tại những công ty mang mác nước ngoài, nhưng đầu tư công nghệ thô sơ, hầu hết phải gia công bằng tay. Vậy thì lấy đâu ra việc nâng cao năng suất lao động? Đáng ngại nếu nói đó năng suất kém nên không thể tăng mức lương, năng suất con người không kém, chỉ có năng suất công nghệ kém mà thôi. Đúng là người công nhân không tự nguyện làm thêm giờ mà phải tăng ca để có đủ tiền cho việc chỉ tiêu.
Viêc làm ai cũng cần. Vì họ cần tiền nên mới làm việc thêm giờ. Nhưng cũng nên xem xét lại giờ làm nếu ai muốn làm thêm giờ thì làm, còn những ai có công việc gia đình thì cho họ được nghỉ vào những ngày cuối tuần là hợp lý nhất!
Tôi làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài hơn chục năm rồi. Công nhân, cũng như nhân viên, rất khổ vì phải tăng ca nhiều để tăng thêm thu nhập. Không có thời gian chăm lo cho gia đình, nhất là con cái. Ngay cả bản thân, sức khỏe cũng không được đảm bảo. Nếu giảm thời gian làm việc hành chính, số giờ hành chính còn lại người lao động được tính là tăng ca. Thu nhập sẽ cao hơn nếu làm thêm. Còn nếu không làm thêm thì họ có thêm thời gian cho gia đình.
Nhiều công nhân phải xin làm tăng ca để có thêm thu nhập. Giảm giờ làm là tốt nhưng có tăng được thu nhập hay không?
Phải có lộ trình, buộc các doanh nghiệp đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, đảm bảo thu nhập cho người lao động sau khi thay đổi thời gian làm việc. Nếu không các công ty sẽ coi sức công nhân như "trâu kéo" để "cày tiền", hậu quả là năng suất lao động của cả một nền kinh tế bị tụt hậu rất xa so với khu vực và trên thế giới.
Năng suất lao động thấp thì phải có biện pháp nâng lên để còn phát triển với thế giới. Còn tăng giờ làm bù vào thì đó là biện pháp thiển cận và không hiệu quả vì người lao động sẽ kiệt sức.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.