Sau chia sẻ của cô giáo Vũ Thị Tuyết Nga ở Hà Nội đã thay đổi sau câu nói thẳng của học trò, nhiều độc giả có ý kiến cho rằng không nên soi mói quá nhiều vào lỗi mà trẻ mắc phải mà cần khơi gợi sự tích cực để trẻ cố gắng sửa sai:
Đâu rồi cho thấy cánh tay của những phụ huynh ủng hộ đánh đập, trách mắng học sinh nào. Những giáo viên vẫn xem nghề giáo khổ khi không được đánh đập trách mắng các cháu thấy thế nào?
Trường học là nơi trẻ học được cách sửa sai chứ không phải nơi trừng trị khi mắc sai phạm. Những năm tháng ở trường trẻ sẽ học tinh thần trách nhiệm. Cảm ơn cô giáo rất rất nhiều. Tôi rất thích cô dám nhận sai trước học sinh. Người lớn thường có tư duy tạo hình ảnh mình luôn đúng, không nhận sai vì sợ con bắt bẻ. Thật ra người lớn nhận lỗi là cách dạy trẻ tinh thần trách nhiệm.
Câu chuyện của cô không biết đã đủ để lan toả cho những bậc phụ huynh, những giáo viên thích kiểm soát, đe nạt học sinh không?
Có câu chuyện vui rằng khi dạy con đang tập viết, người mẹ thay vì khoanh những chữ xấu, bà mẹ chuyển sang khoanh tròn những chữ đẹp. Bà nói đây là những chữ con viết đẹp này, lần sau con viết nhiều chữ đẹp như thế này nhé. Và kết quả đứa trẻ tập trung để viết những chữ đẹp hơn cách mà chúng ta chỉ chăm vào chỉ chữ bé viết xấu, khiến bé tập trung vào lỗi lầm hơn sự cố gắng.
Hôm qua đọc một bài viết về cô giáo trường tiểu học hôm này đọc tiếp cô giáo trường THCS. Tôi ấm lòng. Nhưng nhìn lại tôi vẫn mang tâm trạng lo lắng cho hai nhóc con tôi. Một tiểu học, một THCS.
Phải chi các cô giáo ai cũng đọc bài viết này thì tốt biết mấy. Con tôi học THCS cứ mỗi ngày là một áp lực. Cuối tuần là một giờ liệt kê của cô chủ nhiệm lớp. Các cô nhận lớp thì phải có trách nhiệm giảng dạy phải hoàn thành trách nhiệm cũng rất vất vả nặng nề.
Trẻ con thì năng lực trội hay thấp là điều khó tránh khỏi. Vậy mà các cô cứ chăm chăm vặt mắt điểm môn này yếu môn kia kém môn nọ thấp. Rồi phải viết kiểm điểm hù dọa tâm lý các em cho sợ để cố gắng lần sau. Lần sau không đạt cô tiếp tục tiến hành kiểm điểm y như lần trước. Như kiểu nhồi nhét nhào nặng rập khuôn. Hàng năm các cô điều như vậy mà chẳng thấy cô nào thay đổi hoặc khác hơn.
Nếu các thầy cô giáo khi đến lớp biết khơi dạy niềm đam mê, tự giác học hỏi của học sinh thì mỗi ngày đến lớp là một niềm vui với trò, không còn cảm giác sợ đến lớp, sợ những phút giây ngồi trong tiết học của cô. Cảm ơn cô đã biết lắng nghe và thay đổi. Chúc cô luôn mạnh khỏe để ươm mầm tương lai cho các con.
Thế mới là cô giáo, không những là cô mà bất cứ ai làm ở bất cứ lĩnh vực nào cũng rất cần biết lắng nghe, xem lại mình để đổi mới bản thân chắc chắn quan hệ trong môi trường làm việc sẽ sẽ được cải thiện ngày một tốt hơn và tất nhiên hiệu quả công việc sẽ cao hơn. Mọi người sẽ thích thú hào hứng hơn trong công việc. Chúng ta nên bắt đầu từ những người lãnh đạo, người quản lý hãy chủ động trước để tập thể mọi người hưởng ứng sẽ có kết quả tốt đẹp chỉ còn là thời gian.
Phương pháp dạy thực sự quan trọng, cũng là tôi, ở trường cũ thì suốt ngày bị cô thầy đe nẹt, và tôi luôn tìm cách chống lại sự áp bức đó, và hạnh kiểm luôn kém, tôi buộc phải hoặc nghỉ học ( không biết nếu nghỉ thì giờ thế nào?) hoặc chuyển trường. Tôi chọn chuyển trường, sang trường mới, phương pháp của thầy cô trường ở Thái Bình ngày ấy thật tuyệt, sau ba tháng tôi đã là học sinh giỏi.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.