Sau bài viết 'Một khi cho vay thì hãy chuẩn bị tinh thần mất bạn lẫn tiền', nhiều độc giả cho rằng cuộc sống ai rồi cũng sẽ có lúc gặp khó khăn phải vay nợ, nếu ai cũng sợ mất tiền của thì đó là suy nghĩ tiêu cực:
Hãy đừng vì tiền mà biến mình từ người tốt trở thành trọc phú. Những người đi vay họ cũng có nỗi khổ riêng, họ cũng bị dằn vặt trong thời gian chưa có điều kiện để trả nợ.
Phật đã dạy rồi "Mình tốt với bạn thì sẽ có người khác tốt với mình" . Ai cũng khư khư sợ mất tiền mà không giúp bạn khi khó khăn thì còn gì gọi là mối quan hệ xã hội.
Mẹ tôi nói đã có lòng giúp người thì không toan tính. Mình giúp người này rồi người khác giúp mình. Mẹ giúp nhiều người rồi bị quỵt luôn, nhưng rồi cũng có một vài người khác giúp mẹ.
Nhưng chung lại thì bị nhiều hơn được. Riêng tôi không cản mẹ, nhưng nhớ lúc nhỏ cả nhà sống nghèo, tằn tiện. Mẹ bị quỵt, tôi tức nổi điên nhưng không dám ý kiến. Bây giờ mỗi lần về quê, mẹ tôi luôn được tiếng là tốt bụng. Đi vòng quanh xóm làng ai cũng nhắc được bà giúp thế nào, nhưng tuyệt nhiên không ai trả tiền cả. Mẹ tôi vẫn tự hào khoe con cháu điều này.
Yến
Một miếng khi đói bằng một gói khi no. Bạn đầu tư thì phải nghiên cứu kỹ và chấp nhận rủi ro. Bạn giúp người khi khó khăn thì tìm hiểu kỹ, không để lòng tốt không bị lợi dụng.
Cuộc sống không phải lúc nào cũng thuận lợi, khi khó khăn có được những người bạn giúp đỡ thì mới thấm thía được giá trị cuộc sống, mới thấu hiểu được đâu là tình bạn đích thực.
Người thực sự cần giúp đỡ họ sẽ không vì đồng tiền mà đánh mất tình bạn nhưng không phải vì bạn cần là họ có thể thu xếp trả ngay được theo thỏa thuận. Nếu bạn cho vay tiền thì nên tìm hiểu xem thực sự họ gặp khó khăn như nào trước khi cho vay và đôi khi lời khuyên giúp giúp ích hơn là tiền bạc, trong trường hợp quá khó thì nên cho vay với giá trị mà theo bạn là có thể chấp nhận cho họ trong trường hợp họ không có khả năng trả nợ.
>> Chia sẻ bài viết của bạn cho trang Ý kiến tại đây.